Đây là tỉnh cuối cùng, cũng là 1 trong 5 địa phương trong cả nước được Ủy ban chuyên trách của Quốc hội chọn giám sát chuyên đề nêu trên.
Tại buổi làm việc, đại đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã báo cáo với Đoàn giám sát kết quả thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, người cao tuổi, người khuyết tật trên địa bàn tỉnh trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022.
Mục tiêu của tỉnh Cà Mau đến cuối năm 2025, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn không quá 1% (trung bình giảm tối thiểu 0,5%/năm); duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2030, phấn đấu cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển…
Qua rà soát đến cuối năm 2021, toàn tỉnh hiện còn hơn 9.500 hộ đa chiều (tỷ lệ 3,12%), trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số là 1.262 hộ (tỷ lệ 10,73%) và hơn 6.900 hộ cận nghèo (tỷ lệ 2,26%). Mục tiêu của tỉnh Cà Mau đến cuối năm 2025, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn không quá 1% (trung bình giảm tối thiểu 0,5%/năm); duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2030, phấn đấu cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển…
Trong năm 2022, Cà Mau được Trung ương phân bổ hơn 60 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; trong đó có hơn 36 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, hơn 25 tỷ đồng kế hoạch vốn sự nghiệp. Nguồn vốn trên đang được địa phương phân bổ và triển khai thực hiện thông qua các dự án, mô hình nhằm hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng theo quy định, không để hộ nghèo bị bỏ lại phía sau.
Về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, tỉnh Cà Mau triển khai đồng bộ trên các mặt, các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục-đào tạo, y tế… Qua đó, tỉnh đã từng bước tạo được những chuyển biến tích cực về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại địa phương; đời sống, việc làm của phụ nữ được quan tâm cải thiện hơn trước, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trên mọi lĩnh của đời sống, xã hội...
Cà Mau báo cáo kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, người cao tuổi, người khuyết tật tại địa phương với Đoàn giám sát của Quốc hội. |
Thực hiện luật người cao tuổi và luật người khuyết tật, thời gian qua, Cà Mau đã ban hành nhiều chương trình hành động; lồng ghép chính sách người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Các chính sách người cao tuổi, người khuyết tật được ưu tiên nhằm cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, người khuyết tật.
Thông qua Đoàn giám sát của Quốc hội, Cà Mau đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương một số nội dung nhằm giúp tháo gỡ khó khăn, thực hiện tốt hơn nữa Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách, pháp luật về Bình đẳng giới, người cao tuổi, người khuyết tật tại địa phương.
Một số thành viên trong Đoàn giám sát của Ủy ban Xã hội của Quốc hội yêu cầu Cà Mau giải trình, làm rõ một số nội dung liên quan chuyên đề giám sát nêu trong báo cáo.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Thúy đánh giá cao những nỗ lực, kết quả nổi bật của Cà Mau trong thực hiện các chương trình nêu trên; đồng thời chỉ ra một số hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, cũng như thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, người cao tuổi, người khuyết tật tại Cà Mau.
Sau buổi làm việc này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội yêu cầu Cà Mau có báo cáo chính thức, nêu cụ thể hơn, rõ ràng hơn các vấn đề liên quan để đoàn tổng hợp, báo cáo trình Quốc hội.