Năm 2018, lợi nhuận trước thuế toàn Tập đoàn đạt gần 5.000 tỷ đồng; năm 2022 gần 10.400 tỷ đồng (tăng gần 5.400 tỷ đồng, tương ứng 108%). Năm 2022 được đánh giá là năm thành công nhất từ trước tới nay của TKV, sản xuất kinh doanh tăng trưởng với doanh thu đạt cao nhất kể từ khi thành lập; lợi nhuận vượt kế hoạch giao. Tổng lợi nhuận lũy kế toàn Tập đoàn trong 5 năm lên hơn 29.400 tỷ đồng, đạt bình quân gần 5.900 tỷ đồng/năm.
Khai thác than lộ thiên. |
Ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc TKV cho hay, Tập đoàn luôn thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, không để xảy ra tình trạng chậm nộp hay phát sinh nợ quá hạn.
“Có thể thấy, trong giai đoạn 2018-2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của TKV vẫn tăng trưởng và đạt kết quả cao. Các hệ số tài chính của Tập đoàn trong giai đoạn này được cải thiện qua từng năm và duy trì trong phạm vi an toàn cho phép; công tác quản lý nợ phát huy hiệu quả; tính thanh khoản của Tập đoàn luôn ở mức cao, khả năng tự chủ về tài chính tăng lên rõ rệt”, ông Đặng Thanh Hải khẳng định.
TKV phấn đấu cung cấp đủ than cho sản xuất điện
Cần phải nói thêm rằng, 5 năm vừa qua là giai đoạn mà các đơn vị, doanh nghiệp; trong đó có các đơn vị ngành than phải chịu “tác động kép” do đại dịch Covid-19 hoành hành kéo dài, cùng với những tác động tiêu cực của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, biến động giá cả thị trường vật tư, xuất nhập khẩu.
Đối với ngành than, do nhu cầu than trong nước tăng cao, giá than nhập khẩu liên tục tăng và đạt mức kỷ lục trong năm 2022; việc xin cấp phép, gia hạn giấy phép, giới hạn về công suất giấy phép khai thác than-khoáng sản lại bị vướng mắc bởi quy hoạch, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, đã hạn chế năng lực sản xuất than của TKV, tạo áp lực lớn đến việc sản xuất, cung ứng, tiêu thụ than.
Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ/ngành Trung ương, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; ban lãnh đạo TKV đã chủ động, linh hoạt, quyết liệt trong điều hành, kịp thời ban hành các giải pháp quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018-2022.
“TKV đã bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư, báo cáo tài chính các năm đều có lãi, bảo đảm quy định về hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức an toàn, thấp hơn giới hạn quy định của Nhà nước, hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2018-2022). Doanh thu tổng số toàn Tập đoàn đầu nhiệm kỳ (năm 2018) là 125,7 nghìn tỷ đồng; năm 2022 đạt 170,7 nghìn tỷ đồng (tăng gần 45 nghìn tỷ đồng, tương ứng 35,8% so năm 2018). Tổng doanh thu toàn Tập đoàn lũy kế 5 năm đạt 707 nghìn tỷ đồng, bình quân 141,4 nghìn tỷ đồng/năm”, ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc TKV đánh giá.
TKV đã bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư, báo cáo tài chính các năm đều có lãi, bảo đảm quy định về hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức an toàn, thấp hơn giới hạn quy định của Nhà nước, hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2018-2022). Đầu nhiệm kỳ (2018), doanh thu toàn Tập đoàn là 125,7 nghìn tỷ đồng; năm 2022 đạt 170,7 nghìn tỷ đồng (tăng gần 45 nghìn tỷ đồng, tương ứng 35,8% so năm 2018). Tổng doanh thu toàn Tập đoàn lũy kế 5 năm đạt 707 nghìn tỷ đồng, bình quân 141,4 nghìn tỷ đồng/năm”.
Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải
Vốn chủ sở hữu toàn Tập đoàn liên tục được bảo toàn và phát triển qua từng năm, hệ số bảo toàn vốn của Tập đoàn các năm đều lớn hơn 1 lần. Trong đó, vốn chủ sở hữu năm 2022 hơn 47 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 6.600 tỷ đồng, tương ứng tăng 16,5% so năm 2018).
Khả năng thanh khoản của Tập đoàn tăng lên so đầu nhiệm kỳ. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn toàn Tập đoàn thời điểm ngày 31/12/2022 là 1,12 lần; tăng 0,28 lần so thời điểm 31/12/2018 (0,84 lần). Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của TKV tiếp tục duy trì ở mức an toàn là ≥ 1 lần.
Bốc xúc than tiêu thụ cho các hộ sản xuất. |
TKV đã thiết lập hạn mức ngắn hạn với nhiều ngân hàng để chủ động trong việc thu xếp vốn. Hoạt động thu xếp vốn dài hạn cũng đã bảo đảm đủ cân đối nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của TKV thông qua các Hợp đồng tín dụng ký với các ngân hàng trong và ngoài nước.
Công tác quản trị nợ vay luôn được TKV chú trọng và đã tận dụng tốt các cơ hội thị trường để huy động vốn. Chi phí sử dụng vốn của TKV luôn ở mức ưu đãi hơn so mặt bằng chung trên thị trường, đặc biệt chi phí vay ngắn hạn của Công ty mẹ TKV luôn ở mức rất cạnh tranh, thường thấp hơn mặt bằng từ 1-2%/năm.
Trong những năm qua TKV thường xuyên cân đối hiệu quả dòng tiền để trả trước nợ dài hạn đến hạn trả và giảm dư nợ tín dụng ngắn hạn, đặc biệt đến cuối năm 2022 Công ty Mẹ TKV đã không còn số dư vay ngắn hạn tại các Tổ chức tín dụng. Nợ vay giảm tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn vay, góp phần làm tăng hiệu quả SXKD chung của Tập đoàn.
Với vai trò là tập đoàn kinh tế trụ cột của đất nước về năng lượng, là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ, trong 5 năm gần đây, TKV đã phát triển một cách bền vững, luôn bảo đảm vai trò cung ứng năng lượng cho các ngành sản xuất trọng điểm, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.