Hội nghị cấp cao NATO ngày 11/7 khai mạc tại thủ đô Vilnius của Litva, với chủ đề nổi bật là cuộc xung đột ở Ukraine và việc kết nạp thành viên mới. Tuy nhiên, vấn đề chi tiêu quốc phòng cũng là một trong những nội dung được thảo luận.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, truyền thông Đức ngày 10/7 dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, các nước thành viên NATO vẫn chưa đạt được quyết định cuối cùng về triển vọng gia nhập liên minh quân sự này của Ukraine.
Ngày 28/6, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson cho biết, nước này sẽ tăng ngân sách quốc phòng thêm 20% vào năm tới nhằm đáp ứng mục tiêu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tổng thống Biden khẳng định: “Họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn giống nhau”, vì vậy, Mỹ “sẽ không đơn giản hóa” tiến trình gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Ukraine.
Ngày 4/4, cờ của Phần Lan đã được treo bên ngoài trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại thủ đô Brussels (Bỉ), tượng trưng cho việc quốc gia Bắc Âu chính thức trở thành thành viên thứ 31 của liên minh này.
Gần một năm sau khi chính thức nộp đơn gia nhập NATO, Phần Lan và Thụy Điển vẫn gặp nhiều khó khăn do chưa được hai thành viên NATO là Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận.
Thủ tướng Phần Lan nhấn mạnh việc Phần Lan và Thụy Điển cùng gia nhập NATO vào một thời điểm sẽ mang lại lợi ích cho 2 quốc gia và cũng chính là lợi ích của NATO.
Trong tuyên bố mới nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, Quốc hội nước này sẽ không phê chuẩn nghị định thư liên quan tư cách thành viên NATO của Thụy Ðiển và Phần Lan trong điều kiện hiện nay.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 29/1, lần đầu để ngỏ khả năng nước này chấp thuận Phần Lan gia nhập NATO, nhưng không đề cập Thụy Điển.
Ngày 30/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, nước này đã chính thức nộp đơn xin nhanh chóng trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Việc kết nạp thành viên mới cần phải nhận được sự tán thành của tất cả 30 nước thành viên hiện nay của liên minh quân sự NATO, thông qua quá trình đàm phán với rất nhiều thủ tục.
Ông Ihor Zhovkva, Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine vừa cho biết, nước này không có kế hoạch tiến hành bất kỳ điều gì liên quan đến tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần, sau khi khối quân sự này từ chối nguyện vọng gia nhập của Kiev.
Ngày 18/5, hai nước Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại trụ sở của liên minh quân sự này và dự kiến tiến trình gia nhập NATO sẽ được khởi động trong ít tuần tới.
Theo hãng tin Reuters, ngày 16/5, Chính phủ của đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển đã đưa ra quyết định chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo bước nước láng giềng Phần Lan.
Ngày 16/5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga đang theo dõi sát tiến trình xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan và Thụy Điển, đồng thời cho rằng, quyết định trên không giúp củng cố cấu trúc an ninh châu Âu.
Ngày 16/5, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố việc Phần Lan và Thụy Điển lựa chọn tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một sai lầm nghiêm trọng.