Đưa văn hóa dân tộc vào làm du lịch

Thời gian qua, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã đẩy mạnh phát triển các mô hình du lịch cộng đồng. Người dân là đồng bào dân tộc thiểu số đã đưa văn hóa truyền thống vào du lịch; qua đó, vừa nâng cao thu nhập, vừa góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn.
0:00 / 0:00
0:00
Tái hiện lễ tạ ơn thần núi của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở huyện A Lưới.
Tái hiện lễ tạ ơn thần núi của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở huyện A Lưới.

3 - Du khách trải nghiệm xúc cá tại suối cùng đồng bào các dân tộc ở A Lưới.

Hiện nay, tại huyện A Lưới có 24 điểm du lịch và 33 cơ sở lưu trú (9 nhà nghỉ, 24 homestay), 6 làng văn hóa du lịch cộng đồng và hệ thống các nhà hàng đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch... Nhiều hoạt động đặc sắc như: Tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm Dèng; tìm hiểu nghề Gốm truyền thống; tái hiện đám cưới người Pa Cô; tìm hiểu nghề đan chiếu A Lấ truyền thống; trải nghiệm giã gạo, xông răng, gội đầu, tham quan bản làng, xem xúc cá, làm bánh, tái hiện tục đi Sim… ngày càng thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.

Đưa văn hóa dân tộc vào làm du lịch ảnh 1

Người dân giới thiệu, hướng dẫn du khách làm bánh truyền thống của người Cơ Tu.

Đưa văn hóa dân tộc vào làm du lịch ảnh 2

Du khách trải nghiệm xúc cá tại suối cùng đồng bào các dân tộc ở A Lưới.

Vừa qua, việc nhãn hiệu “Du lịch A Lưới” được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ cũng đã góp phần xây dựng thương hiệu điểm đến đối với du lịch A Lưới, đồng thời tạo dựng niềm tin đối với du khách trong và ngoài nước ■