GÓC ẢNH

Nặng lòng với gốm cổ

Bài trí ngăn nắp, phân chia theo từng nhóm riêng biệt là cách ông Lâm Dũ Xênh, trú huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) trân quý từng sản phẩm gốm xưa.
0:00 / 0:00
0:00
Ông Lâm Dũ Xênh trầm tư cùng gốm cổ.
Ông Lâm Dũ Xênh trầm tư cùng gốm cổ.

Giữa sự tĩnh lặng của bảo tàng gốm xưa, những dòng thông tin vô tận của quá khứ được giữ gìn và truyền tải tới ngày nay. Bảo tàng gốm của ông Xênh cho thấy sự đau đáu với nền văn hóa lâu đời của quê hương qua gốm cổ. Từng mẫu vật gốm Sa Huỳnh có niên đại cách đây hơn 2.000 năm đang được ông Xênh bảo quản rất tốt.

Nặng lòng với gốm cổ ảnh 1

Gốm Sa Huỳnh từng nằm dưới đáy biển sâu.

Thoạt nhìn, từng chi tiết và hoa văn trên bề mặt gốm rất ít lộ diện. Chỉ khi tập trung cao độ quan sát các mẫu vật cùng lắng nghe lời thuyết minh của ông Xênh, người xem mới có thể nhận biết được sự tinh tế từ gốm cổ. Cùng với đó, một góc nhỏ các món đồ trang sức phương Tây hiện đại cùng góp mặt trong bộ sưu tập này. Sở dĩ có điều đó là bởi chủ nhân của bảo tàng này hướng đến tính cân bằng xưa-nay, Đông-Tây cùng tụ hội.

Nặng lòng với gốm cổ ảnh 2

Góc trưng bày gốm Sa Huỳnh.

Địa điểm trưng bày gốm của ông Lâm Dũ Xênh là nơi có nhiều đoàn chuyên gia, nhà nghiên cứu chuyên sâu và các nhóm sinh viên trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thường ghé thăm.

Nặng lòng với gốm cổ ảnh 3

Bộ sưu tập đồ đồng Đông Sơn (phát hiện ở Gò Quẻ, Bình Sơn, Quảng Ngãi).