Ba tháng đầu năm, ngành du lịch Thủ đô đã đón 7,3 triệu lượt khách. Đây là tiền đề quan trọng để thành phố phấn đấu đạt mức đón 31 triệu khách du lịch trong năm 2025.
Thời gian qua, Quảng Ninh là một trong những địa phương luôn tìm tòi, đổi mới về tư duy, có cách làm sáng tạo và những quyết sách, hành động đột phá góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Để khẳng định được vị trí là “một cực tăng trưởng khu vực phía bắc, trung tâm phát triển năng động, toàn diện, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước”, Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển kinh tế di sản. Đây được xem là hướng đi đúng, góp phần khẳng định, nâng cao giá trị thương hiệu địa phương.
Với nhiều làng nghề như làng tăm hương Quảng Phú Cầu, làng may áo dài Trạch Xá…, Ứng Hòa có tiềm năng rất lớn để khai thác, phát triển du lịch. Thông qua chương trình “Ứng Hòa – miền di sản ngoại đô”, những di sản đặc sắc nhất được giới thiệu để thu hút khách du lịch.
Thanh Hóa có 1.535 di tích được kiểm kê và công bố, trong đó có 856 di tích được xếp hạng, gồm: Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, 5 di tích quốc gia đặc biệt, 139 di tích cấp quốc gia, 711 di tích cấp tỉnh. Công tác bảo tồn gắn khai thác lợi thế du lịch hiện được đẩy mạnh nhằm phát huy giá trị di sản trong đời sống đương đại.
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là địa bàn có diện tích nhỏ nhất thành phố, nhưng lại là trung tâm du lịch, thương mại phát triển nhất Thủ đô. Xác định văn hóa ứng xử, văn minh thương mại có vai trò quan trọng trong gìn giữ bản sắc văn hoá, đặc biệt là văn hóa của khu phố cổ, Hoàn Kiếm chú trọng việc thực hiện hai Quy tắc ứng xử gắn với gìn giữ nét thanh lịch của người Hoàn Kiếm, qua đó, tăng sức hấp dẫn cho du lịch trên địa bàn.
Tính đến hết tháng 10/2024, ngành du lịch Thủ đô đón 23,11 triệu lượt khách, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2023. Thành phố Hà Nội đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp kích cầu, quảng bá để thu hút khách du lịch trong giai đoạn cuối năm.
Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch Việt Nam-Nhật Bản lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11/2023, ngày 2/10, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Viện Nghiên cứu Giao thông và Du lịch Nhật Bản tổ chức hội thảo du lịch Việt Nam- Nhật Bản lần thứ hai tại Tokyo, Nhật Bản với chủ đề: "Cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn tại các điểm di sản văn hóa - Việt Nam và Nhật Bản hướng tới phát triển du lịch bền vững".
Khoảng 5 năm trở lại đây, phong trào phục dựng và ứng dụng cổ phục Việt lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống, nghệ thuật biểu diễn cũng như du lịch di sản trên cả nước và được thế hệ trẻ đón nhận. Cổ phục không chỉ là thời trang mà còn trở thành trải nghiệm đưa nhiều nét đẹp trong văn hóa truyền thống đến gần hơn với đông đảo công chúng. Với đam mê và niềm tự hào, nhiều nhà thiết kế, nghệ nhân trẻ đang khởi nghiệp bằng việc tôn vinh vẻ đẹp và quảng bá trang phục dân tộc.
Hà Nội đặt mục tiêu đón 27 triệu lượt khách du lịch trong năm 2024, trong đó có 5,5 triệu lượt khách quốc tế. Để đạt được mục tiêu trên, thành phố sẽ từng bước khai thác hiệu quả các thị trường mới, tiềm năng như: Ấn Độ, các quốc gia Halal (theo đạo Hồi), các nước Nam Mỹ, Australia…
Du lịch Hà Nội đã vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng trong năm 2023. Trong đó, lượng khách nội địa đến Thủ đô đã về gần mức trước đại dịch Covid-19. Đây là cơ sở để Hà Nội phấn đấu đón 25,6 triệu lượt khách trong năm 2024.
Ngày 25/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm UNESCO Bảo tồn Di sản mỹ thuật văn hoá Việt Nam tổ chức lễ ra mắt và chính thức đi vào hoạt động.
Ngày 22/4, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức tập huấn trang bị kiến thức, tuyên truyền, phục vụ SEA Games 31 cho những người làm công tác quản lý du lịch tại các quận, huyện, thị xã và các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch.
Tính đến tháng 8/2021, UNESCO đã công nhận hơn 1.155 di sản thế giới tại 167 quốc gia và vùng lãnh thổ, để tôn vinh và gìn giữ những vẻ đẹp của nhân loại và các kỳ quan thiên nhiên. Những quốc gia nào trên thế giới đang nắm giữ nhiều Di sản UNESCO nhất?