“Cần câu” và “con cá”

Đảng và Nhà nước luôn khẳng định và ghi nhận sâu sắc về cống hiến, hy sinh của nhân dân các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Lịch sử dân tộc có một phần tô thắm từ “sông máu, núi xương” của đồng bào đã đổ xuống giữa núi rừng phía tây Tổ quốc trong những năm tháng đánh thực dân Pháp, đuổi đế quốc Mỹ. Không ai có thể quên già trẻ, gái trai các tộc người Ê Đê, Ba Na, Cơ Ho, Mạ, Xtiêng… nhất tề cùng đất nước đứng lên. Trong giai đoạn cách mạng mới, Tây Nguyên vẫn là một phần phên dậu che chắn giang sơn.
Ðoàn công tác Bộ Công an trao tủ sách với 1.200 đầu sách tặng Trường phổ thông dân tộc bán trú và trung học cơ sở xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Ðiện Biên.

Đến với đồng bào bằng cả tấm lòng

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" (7/5/1954-7/5/2024), Cục Công tác Ðảng và Công tác chính trị chỉ đạo Ban Thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn (Bộ Công an) tổ chức chuyến về nguồn đầy ý nghĩa. Ðây là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng, xuất phát từ trách nhiệm, tình cảm của cán bộ đoàn viên, hội viên, người lao động Công an nhân dân thực hiện phong trào "Dân vận khéo".
Cán bộ quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An chăm sóc sức khỏe cho người dân biên giới. (Ảnh VIẾT LAM)

Dày công xây đắp thương hiệu Bộ đội Biên phòng

Với đặc thù vừa bảo vệ biên giới vừa xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ. Sự tích cực, đổi mới, sáng tạo trong công tác vận động quần chúng của người lính mang quân hàm xanh góp phần làm sáng đẹp hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.
Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường đối thoại, trả lời ý kiến của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Nam: Đối thoại với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 21/12, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hội nghị Bí thư Tỉnh ủy đối thoại với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023. Đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh cùng các đồng chí: Huỳnh Thị Thùy Dung, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy và Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị.
Huyện Mường La đã tổ chức phục dựng nhiều lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có lễ Pang A của đồng bào La Ha.

Sơn La chăm lo đời sống, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

NDO- Thực hiện C hương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sinh kế, đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của các cơ sở, từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 778 tặng bò giống cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở Tiểu khu 119.

Giúp đồng bào nghèo an cư lạc nghiệp

NDO-Dọc tuyến biên giới tỉnh Bình Phước, đi đến đâu điện, đường, trường trạm và các trung tâm mua sắm đông đúc và không ít người đồng bào người Xtiêng, M’nông, Khmer là những tỷ phú. Điều đáng mừng là mặt bằng chung khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sống dọc biên dưới ngày một đổi thay, nhiều hộ nghèo đã vươn lên nhờ chính sách an cư lạc nghiệp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm hỏi, tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn.

Phú Thọ chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số

NDO - Trong những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030; trong đó giai đoạn 1 từ 2021-2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 1719), tỉnh Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, với nhiều cách làm năng động, sáng tạo mang lại hiệu quả tích cực, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Hằng năm, huyện Đồng Hỷ tổ chức Ngày hội Văn hóa-Thể thao đồng bào dân tộc H’Mông ở Bản Tèn, xã Văn Lăng để thu hút du khách.

Động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số, miền núi Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên xác định, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi hướng đến những người yếu thế, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cho nên cần huy động, sử dụng các nguồn lực thật hiệu quả, coi chương trình là cơ hội, động lực phát triển khu vực này.
Hội viên phụ nữ huyện Đắk Hà đẩy mạnh cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng làng dân tộc thiểu số nông thôn mới.

Nhiều mô hình hay từ một cuộc vận động

Huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum) đã và đang xây dựng nhiều mô hình giúp đỡ các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế. Qua thực tế triển khai, các mô hình cơ bản đem lại hiệu quả, có sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần giúp đồng bào các dân tộc thiểu số thay đổi tư duy trong lao động sản xuất, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, biết chi tiêu và thoát nghèo bền vững.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: PHONG NGUYÊN)

Nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khu vực miền trung-Tây nguyên

Ngày 30/6, tại Nha Trang, Ủy ban Dân tộc phối hợp Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khu vực miền trung-Tây nguyên từ năm 2021 đến năm 2023; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2023-2025 và Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, định hướng triển khai giai đoạn 2026-2030.
Đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cần phát huy truyền thống đoàn kết, xây dựng quê hương Đắk Lắk ngày càng giàu, đẹp.

Đắk Lắk kêu gọi đồng bào, chiến sĩ đoàn kết một lòng, chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

Chung quanh vụ việc xảy ra tại huyện Cư Kuin, chiều 12/6, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk có Thư kêu gọi đồng bào, chiến sĩ trên địa bàn tỉnh đoàn kết một lòng, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương.
Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào

Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào

Nước ta là một nước đa dân tộc, đa tôn giáo nhưng tất cả đều thống nhất chặt chẽ trong một khối đại đoàn kết toàn dân; từ đó làm nên sức mạnh vô song để vượt qua mọi thử thách gian nan trong quá trình dựng nước và giữ nước.Bài kỳ 1 của Chuyên đề: “Khơi dậy những giá trị thiêng liêng, cao quý của người Việt”Tác giả: NGUYỄN SĨ ĐẠIGiọng đọc: HẠNH HOA
Bà con dân tộc thiểu số huyện Tu Mơ Rông vui mừng nhận lợn để ăn Tết Nguyên đán 2023.

Kon Tum hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết

Ngày 17/1, để giúp bà con dân tộc thiểu số tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đón một cái Tết ấm no, Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum đã trao tặng quà, hỗ trợ 125 con lợn làm quà Tết cho người dân 6 xã trong huyện. Đây là hoạt động thường niên của Công ty để hỗ trợ giúp dân được đón tết no ấm hơn.
Phụ nữ dân tộc Dao tham gia dự án GREAT nhằm hướng tới sự phát triển kinh tế và bình đẳng giới.

Thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, vấn đề bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả tích cực, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.