Dinh dưỡng hợp lý thích ứng biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân nhiều vùng, miền trên cả nước. Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu thích ứng với BĐKH là việc bảo đảm an ninh thực phẩm cho mỗi gia đình và người dân. Chính vì vậy, chủ đề của tuần “Dinh dưỡng và Phát triển” năm nay (từ ngày 16 đến 23-10) được Bộ Y tế chọn là: “Bữa ăn đa dạng bảo đảm đủ dinh dưỡng, hợp lý, an toàn cho gia đình trong tình hình biến đổi khí hậu”.

Cán bộ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Yên Bái tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ có con dưới năm tuổi.
Cán bộ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Yên Bái tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ có con dưới năm tuổi.

Mặc dù đã đạt nhiều kết quả trong sản xuất lương thực, thực phẩm, nhất là lúa gạo, nhưng nước ta chưa có được an ninh thực phẩm hộ gia đình và cá thể, nhất là an ninh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi thiên tai xảy ra, bên cạnh những tổn thất về người và của, thì tại nhiều vùng, người dân lâm vào cảnh bị cô lập, bị đói, bị bệnh tật và suy dinh dưỡng. Đối với những địa phương chịu ảnh hưởng của tình trạng BĐKH thì khả năng tiếp cận với thực phẩm cần thiết trở thành nỗi lo canh cánh của mỗi người, mỗi nhà. Hậu quả trước mắt là trẻ em dễ bị suy dinh dưỡng (SDD), luôn bị đe dọa bởi bệnh tật và sinh mạng. Nếu may mắn thoát khỏi SDD, thì tương lai của những trẻ này cũng vẫn sẽ bị đe dọa do không thể phát huy hết tiềm năng phát triển về tầm vóc thể lực cũng như trí tuệ, dẫn đến học vấn thấp, khả năng lao động cống hiến cho gia đình và xã hội giảm, đồng thời lại có nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành và có thể ảnh hưởng tới thế hệ sau.

Năm 2015, ước tính tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước còn dưới 5% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015). Bên cạnh những kết quả đạt được, khả năng giảm nghèo chưa bền vững; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn hơn 50%. Nghèo đói và thiếu kiến thức là hai nguyên nhân dẫn đến SDD trẻ em ở nước ta. Nguyên nhân trực tiếp là do khẩu phần ăn (thiếu về số lượng và mất cân đối về chất lượng), bệnh tật và các yếu tố về chăm sóc, mà bắt nguồn từ sự nghèo đói. Chênh lệch về giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư, khu vực cũng là nguyên nhân của tình trạng chênh lệch về SDD. Theo số liệu năm 2015, tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi bị SDD thấp còi là 24,6%, thể nhẹ cân là 14,1%. Tỷ lệ SDD hiện vẫn tập trung cao ở những nơi khó khăn như Tây Nguyên, trung du và miền núi phía bắc với tỷ lệ SDD thấp còi tương ứng là 34,2% và 30,3%, nhẹ cân là 21,6% và 19,5%. Nhiều bà mẹ ở các khu vực này trước khi sinh con hay lập gia đình đều chưa được trang bị kiến thức về dinh dưỡng như: chăm sóc bà mẹ có thai dẫn đến trẻ bị SDD bào thai; nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, theo dõi sự phát triển của trẻ... dẫn đến thực hành dinh dưỡng không đúng, chăm sóc con chưa khoa học. LÀ một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, cho nên

Việt Nam coi ứng phó BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về BĐKH, trong đó giao từng bộ, ngành và địa phương thực hiện các giải pháp cho từng lĩnh vực cụ thể. Trong đó, việc bảo đảm an ninh lương thực được xếp là nhiệm vụ trọng tâm số một. Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng đặt ra việc bảo đảm sẵn có lương thực, thực phẩm, có thường xuyên liên tục và bất kể ở đâu, trong điều kiện nào, để các hộ gia đình cũng có thể có đủ thực phẩm cần thiết.

Hưởng ứng Ngày Lương thực Thế giới (16-10), Bộ Y tế phát động Tuần “Dinh dưỡng và Phát triển” (từ ngày 16 đến 23-10) với chủ đề: “Bữa ăn đa dạng bảo đảm đủ dinh dưỡng, hợp lý, an toàn cho gia đình trong tình hình BĐKH”. Các hoạt động tập trung vào những nội dung như sau: Nâng cao kiến thức, thực hành dinh dưỡng cho người dân trong việc lựa chọn, chế biến và sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm an toàn, sẵn có tại gia đình, địa phương; tổ chức bữa ăn gia đình bảo đảm đủ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng lành mạnh và tăng cường hoạt động thể lực phòng, chống thừa cân béo phì... Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của BĐKH, thay đổi cơ cấu cây trồng, kỹ thuật thâm canh, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản để thích ứng với tình hình mới. Hướng dẫn, vận động, khuyến khích người dân chủ động phát triển VAC gia đình gắn liền với ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. ĐỂ bảo đảm an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng hộ gia đình, nâng cao tình trạng dinh dưỡng cho người Việt Nam cần có sự vào cuộc tích cực của ngành nông nghiệp trong hướng dẫn người dân về kỹ thuật canh tác phù hợp, phát triển VAC gia đình, đưa giống mới, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, chuyển đổi mô hình canh tác truyền thống phù hợp, nhất là thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch tạo nguồn thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng. Đưa giống mới, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi hợp lý tới từng hộ gia đình, ưu tiên các hộ gia đình ở những vùng khó khăn, vùng thường xảy ra thiên tai, lụt bão… Ngoài ra cần hướng dẫn người dân về quy trình sản xuất, quy trình canh tác, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, phân bón...) để tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm an toàn cho người sử dụng, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất. Tăng cường tuyên truyền về ý thức trách nhiệm, đạo đức kinh doanh, chế biến lương thực và thực phẩm phải gắn liền với ý thức bảo đảm sức khỏe người dân, sức khỏe cộng đồng.

Minh HoàngDinh dưỡng hợp lý thích ứng biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân nhiều vùng, miền trên cả nước. Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu thích ứng với BĐKH là việc bảo đảm an ninh thực phẩm cho mỗi gia đình và người dân. Chính vì vậy, chủ đề của tuần “Dinh dưỡng và Phát triển” năm nay (từ ngày 16 đến 23-10) được Bộ Y tế chọn là: “Bữa ăn đa dạng bảo đảm đủ dinh dưỡng, hợp lý, an toàn cho gia đình trong tình hình biến đổi khí hậu”.

Mặc dù đã đạt nhiều kết quả trong sản xuất lương thực, thực phẩm, nhất là lúa gạo, nhưng nước ta chưa có được an ninh thực phẩm hộ gia đình và cá thể, nhất là an ninh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi thiên tai xảy ra, bên cạnh những tổn thất về người và của, thì tại nhiều vùng, người dân lâm vào cảnh bị cô lập, bị đói, bị bệnh tật và suy dinh dưỡng. Đối với những địa phương chịu ảnh hưởng của tình trạng BĐKH thì khả năng tiếp cận với thực phẩm cần thiết trở thành nỗi lo canh cánh của mỗi người, mỗi nhà. Hậu quả trước mắt là trẻ em dễ bị suy dinh dưỡng (SDD), luôn bị đe dọa bởi bệnh tật và sinh mạng. Nếu may mắn thoát khỏi SDD, thì tương lai của những trẻ này cũng vẫn sẽ bị đe dọa do không thể phát huy hết tiềm năng phát triển về tầm vóc thể lực cũng như trí tuệ, dẫn đến học vấn thấp, khả năng lao động cống hiến cho gia đình và xã hội giảm, đồng thời lại có nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành và có thể ảnh hưởng tới thế hệ sau.

Năm 2015, ước tính tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước còn dưới 5% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015). Bên cạnh những kết quả đạt được, khả năng giảm nghèo chưa bền vững; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn hơn 50%. Nghèo đói và thiếu kiến thức là hai nguyên nhân dẫn đến SDD trẻ em ở nước ta. Nguyên nhân trực tiếp là do khẩu phần ăn (thiếu về số lượng và mất cân đối về chất lượng), bệnh tật và các yếu tố về chăm sóc, mà bắt nguồn từ sự nghèo đói. Chênh lệch về giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư, khu vực cũng là nguyên nhân của tình trạng chênh lệch về SDD. Theo số liệu năm 2015, tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi bị SDD thấp còi là 24,6%, thể nhẹ cân là 14,1%. Tỷ lệ SDD hiện vẫn tập trung cao ở những nơi khó khăn như Tây Nguyên, trung du và miền núi phía bắc với tỷ lệ SDD thấp còi tương ứng là 34,2% và 30,3%, nhẹ cân là 21,6% và 19,5%. Nhiều bà mẹ ở các khu vực này trước khi sinh con hay lập gia đình đều chưa được trang bị kiến thức về dinh dưỡng như: chăm sóc bà mẹ có thai dẫn đến trẻ bị SDD bào thai; nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, theo dõi sự phát triển của trẻ... dẫn đến thực hành dinh dưỡng không đúng, chăm sóc con chưa khoa học. LÀ một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, cho nên

Việt Nam coi ứng phó BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về BĐKH, trong đó giao từng bộ, ngành và địa phương thực hiện các giải pháp cho từng lĩnh vực cụ thể. Trong đó, việc bảo đảm an ninh lương thực được xếp là nhiệm vụ trọng tâm số một. Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng đặt ra việc bảo đảm sẵn có lương thực, thực phẩm, có thường xuyên liên tục và bất kể ở đâu, trong điều kiện nào, để các hộ gia đình cũng có thể có đủ thực phẩm cần thiết.

Hưởng ứng Ngày Lương thực Thế giới (16-10), Bộ Y tế phát động Tuần “Dinh dưỡng và Phát triển” (từ ngày 16 đến 23-10) với chủ đề: “Bữa ăn đa dạng bảo đảm đủ dinh dưỡng, hợp lý, an toàn cho gia đình trong tình hình BĐKH”. Các hoạt động tập trung vào những nội dung như sau: Nâng cao kiến thức, thực hành dinh dưỡng cho người dân trong việc lựa chọn, chế biến và sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm an toàn, sẵn có tại gia đình, địa phương; tổ chức bữa ăn gia đình bảo đảm đủ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng lành mạnh và tăng cường hoạt động thể lực phòng, chống thừa cân béo phì... Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của BĐKH, thay đổi cơ cấu cây trồng, kỹ thuật thâm canh, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản để thích ứng với tình hình mới. Hướng dẫn, vận động, khuyến khích người dân chủ động phát triển VAC gia đình gắn liền với ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. ĐỂ bảo đảm an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng hộ gia đình, nâng cao tình trạng dinh dưỡng cho người Việt Nam cần có sự vào cuộc tích cực của ngành nông nghiệp trong hướng dẫn người dân về kỹ thuật canh tác phù hợp, phát triển VAC gia đình, đưa giống mới, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, chuyển đổi mô hình canh tác truyền thống phù hợp, nhất là thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch tạo nguồn thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng. Đưa giống mới, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi hợp lý tới từng hộ gia đình, ưu tiên các hộ gia đình ở những vùng khó khăn, vùng thường xảy ra thiên tai, lụt bão… Ngoài ra cần hướng dẫn người dân về quy trình sản xuất, quy trình canh tác, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, phân bón...) để tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm an toàn cho người sử dụng, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất. Tăng cường tuyên truyền về ý thức trách nhiệm, đạo đức kinh doanh, chế biến lương thực và thực phẩm phải gắn liền với ý thức bảo đảm sức khỏe người dân, sức khỏe cộng đồng.