Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 10/12 cho biết, ông muốn duy trì đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm tìm ra cách giải quyết khủng hoảng tại Ukraine hiện nay.
Tại cuộc điện đàm của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne chiều 28/11 tại trụ sở Chính phủ để trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp, nhất là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp và 10 năm Đối tác chiến lược trong năm 2023, hai Thủ tướng đã khẳng định mạnh mẽ, hợp tác kinh tế đóng vai trò trụ cột trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.
Ngày 21/11, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak thông báo, nước này sẽ tiếp nhận các hệ thống phòng không Patriot từ Đức và dự kiến triển khai tại khu vực gần biên giới với Ukraine.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong ngày 27/10, trao đổi quan điểm về cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 19/10 thông báo với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky rằng Ankara sẵn sàng thực hiện tất cả những đóng góp cần thiết để giúp chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay thông qua đàm phán.
Australia khuyến khích doanh nghiệp nước này tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, viễn thông, phát triển cơ sở hạ tầng, bảo đảm chuỗi cung ứng.
Tối 4/10 (giờ Nhật Bản), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm tái khẳng định cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ trước các động thái gần đây của Triều Tiên.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực biên giới Armenia-Azerbaijan, ngày 13/9, các lãnh đạo của Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) đã nhất trí cử một phái đoàn do Tổng Thư ký CSTO Stanislav Zas dẫn đầu tới Armenia.
Điện Kremlin cho biết, ngày 19/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, trong đó 2 bên đã thảo luận về tình hình Ukraine.
Ngày 17/8, Văn phòng Thủ tướng Israel Yair Lapid thông báo, nước này và Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định khôi phục hoàn toàn các mối quan hệ ngoại giao và sẽ cử đại sứ của mỗi nước tới nước còn lại trong bối cảnh quan hệ song phương cải thiện ổn định.
Lãnh đạo hai nước đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc gặp ba bên, trong đó có Iran, cũng như việc triển khai quân đội tại Syria theo cơ chế hòa bình Astana.
Chiều 5/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Nội các Hàn Quốc Han Duck-soo. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên của Thủ tướng Han Duck-soo với Lãnh đạo nước ngoài kể từ sau khi nhậm chức.
Sáng 8/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long có buổi điện đàm với Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương, TS Takeshi Kasai.
Hãng thông tấn RIA của Nga ngày 3/4 dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết, cuộc đàm phán giữa nước này với Ukraine diễn ra không hề dễ dàng, nhưng điều quan trọng là quá trình này vẫn diễn ra.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov vào tối ngày 15/3 và với Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitro Kuleba vào chiều tối 16/3 nhằm trao đổi về tình hình xung đột tại Ukraine.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị phía Nga tiếp tục tổ chức các hành lang nhân đạo và có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường, trong đó có người Việt Nam ở Ukraine, sơ tán ra khỏi các vùng chiến sự.
Ngoại trưởng Nga và Ukraine dự kiến sẽ có cuộc gặp trong tuần này bên lề Diễn đàn Ngoại giao tại thành phố Antalya, có sự tham dự của người đồng cấp nước chủ nhà Thổ Nhĩ Kỳ. Thông tin trên được Ankara đưa ra ngày 7/3 và đã được Bộ Ngoại giao Nga xác nhận.