Cầu Mỹ Thuận 2 chờ ngày hợp long.

Vĩnh Long đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung huy động nhiều nguồn lực để từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông, xem đây là khâu đột phá quan trọng để phát triển nhanh, bền vững. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện các công trình chuyển tiếp từ năm 2022 sang và thực hiện các công trình khởi công mới năm 2023 với tổng nguồn vốn được bố trí khoảng 1.127 tỷ đồng.
Lúa là nông sản chủ lực và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long cần liên kết lại với nhau.

Liên kết giữa các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trong thời gian qua, các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đã dần mở rộng và đa dạng hóa các loại hình hợp tác, liên kết sản xuất-kinh doanh, tiêu thụ; gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; gắn sản xuất với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương với nhau.
Các diễn giả tại cuộc hội thảo.

Đánh giá xu hướng phát triển và tiềm năng của thị trường bất động sản Tây Nam Bộ năm 2023

Theo thông tin từ Hội Truyền thông thành phố Hà Nội, ngày 10/9, tại tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra Hội thảo “Bất động sản Tây Nam Bộ năm 2023: Quản trị dòng tiền – Đầu tư hiệu quả” nhằm đánh giá đồng thời dự báo xu hướng phát triển và tiềm năng của thị trường này trong trung và dài hạn.
Toàn cảnh công trình cầu Mỹ Thuận 2.

Đẩy nhanh tiến độ trên công trình cầu Mỹ Thuận 2

Người dân đồng bằng sông Cửu Long đang kỳ vọng vào các công trình giao thông trọng điểm cho toàn khu vực. Trong đó, cầu Mỹ Thuận 2 là một trong những công trình đang trong giai đoạn “về đích”. Lúc này, chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công và công nhân lao động đang nỗ lực, quyết liệt, không kể ngày đêm, mưa gió, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành sớm hơn kế hoạch đề ra.
Nông dân huyện Trà Ôn thu hoạch cam sành.

Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, giữa sông Tiền và sông Hậu, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, tỉnh Vĩnh Long có tiềm năng lớn phát triển các loại lúa, màu, cây ăn quả. Phát huy thế mạnh này, Nghị quyết 03 ngày 1/12/2021 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phát triển kinh tế nông nghiệp, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Quá trình triển khai, bên cạnh thuận lợi cũng còn nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Chuối tươi Đồng Nai đang có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: NGUYỄN VƯƠNG

Phát triển bền vững vùng nguyên liệu

Từ nhiều năm qua, câu chuyện ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc luôn là vấn đề "nóng", nhất là vào thời điểm thu hoạch rộ các mặt hàng nông sản trên cả nước. Cùng đó là tình trạng "mất mùa được giá, được mùa mất giá", "trồng-chặt, chặt-trồng" vẫn tái diễn tại nhiều vùng nông nghiệp trọng điểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển bền vững của nhiều ngành hàng.
Cam sành Vĩnh Long chất lượng được giới thiệu bắt mắt tại siêu thị GO!.

Cam kết tiêu thụ khoảng 25 tấn cam sành Vĩnh Long

Hiện nay, giá bán cam sành tại Vĩnh Long và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức rất thấp, thậm chí, có nơi giá bán tại vườn của người nông dân trồng cam sành chỉ còn 1.000 đồng/kg. Mức giá này khiến người nông dân trồng cam sành đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng, phải chặt bỏ vườn cam.
Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: BÁ DŨNG)

Vĩnh Long quy hoạch theo hướng phát huy tối đa lợi thế tiềm năng và liên kết vùng

Ngày 20/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ở các viện, trường trong khu vực và Thành phố Hồ Chí Minh; cùng đại diện các đơn vị, sở, ngành liên quan tại địa phương... Đồng chí Lữ Quang Ngời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long chủ trì hội nghị.
back to top