Trước diễn biến mưa lớn trong nhiều giờ, dự báo mưa sẽ diễn ra trên diện rộng với lưu lượng tăng dần, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành lệnh vận hành hồ chứa thủy điện Bình Điền điều tiết lượng nước xả về hạ du phù hợp, nhằm tăng dung tích phòng lũ của hồ chứa.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, ngày 27/10, các lực lượng Công an, Quân đội tỉnh Thừa Thiên Huế đã khẩn trương huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, phương tiện có mặt những nơi xung yếu, địa bàn thấp trũng, có nguy cơ ảnh hưởng để giúp dân phòng chống và khắc phục hậu quả của của thiên tai, bão lũ.
Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm 26 đến sáng 27/10, tại tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa to, gió lớn, nước ngập cục bộ ở các tuyến đường vùng xung yếu, thấp trũng, nước biển dâng cao. Tình trạng cây đổ, biển quảng cáo gãy, hư hỏng cũng xuất hiện nhiều nơi trong tỉnh.
Sáng 23/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển đoạn giáp ranh giữa xã Phú Thuận, huyện Phú Vang và phường Thuận An, thành phố Huế.
Tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) đã ký kết thỏa thuận hợp tác, góp phần giúp Thừa Thiên Huế huy động nhiều nguồn lực trong việc thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Ngày 11/10, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp UBND thành phố Huế tổ chức Hội nghị phổ biến mô hình điểm về thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu rác thải nhựa dựa vào cộng đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các cơ quan Liên hợp quốc và tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai với chủ đề “Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai”.
Mưa lớn kéo dài những ngày qua khiến nhiều khu vực ở tỉnh Thừa Thiên Huế có nguy cơ sạt lở rất cao. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã yêu cầu các địa phương kiểm tra, rà soát và sẵn sàng sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông trong hai ngày qua. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh này phát công văn cảnh báo cập nhật các vị trí có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.
Tại một số địa phương thuộc các huyện miền núi như A Lưới, Nam Đông đã tiến hành di dời dân đề phòng ngập lụt, sạt lở đất. Trong khi đó, ở vùng ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế đã xuất hiện xói lở, xâm thực biển.
Mưa lớn kèm theo lốc xoáy khiến nhiều ngôi nhà tại Thừa Thiên Huế bị tốc mái, hư hỏng nặng. Hiện các chính quyền địa phương đã huy động lực lượng để hỗ trợ người dân nhanh chóng lợp lại nhà ở để ứng phó với mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của bão YAGI (cơn bão số 3), tại xã Điền Hương, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) biển động mạnh, triều cường dâng cao khiến nhiều thuyền cá của ngư dân địa phương trôi dạt ra biển. Lực lượng chức năng đã kịp thời cứu hộ 9 thuyền cá của ngư dân bị cuốn trôi trong đêm.
Trong lúc đi bủa lưới ở vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, một ngư dân ở xã Giang Hải, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã bắt được cá thể rùa có hình thù lạ mắt, nặng gần 70kg. Lực lượng chức năng đã phối hợp tiến hành thả cá thể rùa quý hiếm này về môi trường tự nhiên.
Ngày 28/1, tại Công viên Mùa Xuân, Khu Quy hoạch Hương Sơ (thành phố Huế), Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức phát động hưởng ứng phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" năm 2024.
Mưa lớn ở thượng nguồn, hồ thủy điện Hương Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) phải xả lũ với lưu lượng lớn nhất 2.515 m3/s, khiến nhiều vùng thấp trũng ở vùng hạ du sông Bồ bị ngập lụt cục bộ.
Ngày 16/11, đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đồng chí Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo Công an tỉnh đã đi kiểm tra, thăm hỏi người dân và chỉ đạo tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ tại các địa bàn vùng thấp trũng thuộc “rốn lũ” huyện Quảng Điền.
Do tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp, nhiều vùng trên địa bàn tỉnh nước vẫn còn ngập sâu, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo học sinh tiếp tục nghỉ học đến 17/11.
Mưa lớn kéo dài khiến đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Hương Nguyên và một số nơi tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) bị sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông. Mưa lớn còn gây sạt lở đường, bồi lấp ruộng, cuốn trôi nhiều gia súc, gia cầm tại A Lưới. Chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả do mưa lũ.
Ngày 16/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Lệnh vận hành điều tiết hồ chứa nước Tả Trạch để sẵn sàng đón lũ, bảo đảm an toàn vùng hạ du; đồng thời, yêu cầu các địa phương rà soát, kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm.
Hôm nay 16/10, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục ban hành Công điện khẩn số 04/CĐ-PCTT hồi 9 giờ sáng cùng ngày, yêu cầu các huyện, thị xã và thành phố; các sở, ban ngành, đơn vị trong tỉnh tiếp tục triển khai các phương án phòng, chống, chủ động ứng phó với vùng áp thấp, mưa lớn gây ngập úng cục bộ ở vùng trũng, khu đô thị, sạt lở đất vùng núi, vùng gò đồi.
Tại Thừa Thiên Huế, ngoài gây ngập diện rộng vùng thấp trũng, vùng đô thị, mưa kéo dài với cường suất lớn trong những ngày qua đã gây sạt lở một số tuyến giao thông trọng điểm, trượt lở ven sông, bờ biển xâm thực ở các địa phương. Các địa phương trong tỉnh đang tích cực triển khai công tác khắc phục hậu quả.
Mưa lớn xảy ra tại Thừa Thiên Huế liên tiếp những ngày qua đã làm sạt lở, hư hỏng các tuyến giao thông, đê ngăn mặn; đặc biệt là tình trạng sạt lở bờ đê, bờ biển, đường dân sinh tại các huyện đồng bằng, ven biển.
Mưa lớn trong 2 ngày qua khiến nhiều tuyến đường qua các xã vùng thấp trũng ở Thừa Thiên Huế ngập lụt, nhiều trường phải cho hàng nghìn học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Tại Thừa Thiên Huế, dự báo tổng lượng mưa trong 10 ngày tới phổ biến 300-500mm, có nơi trên 500mm gây nguy cơ ngập úng vùng đồng bằng, đô thị và lũ quét, sạt lở đất miền núi, bờ sông, bờ biển… Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các địa phương tập trung triển khai công tác phòng ngừa, chủ động ứng phó với rủi ro thiên tai lên mức 2.
Chiều tối 11/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành công điện khẩn gửi các cơ quan, đoàn thể, các địa phương, các chủ hồ chứa thủy lợi, thuỷ điện trong tỉnh về việc chủ động ứng phó với thiên tai, trong đó nâng cấp cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp lên mức 2.
Tại Thừa Thiên Huế, mưa lớn kéo dài trong hai ngày qua khiến nhiều vùng thấp trũng ở các huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà và thành phố bị ngập sâu, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, đi lại của người dân.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế dự báo sẽ xuất hiện các đợt mưa và mưa lớn kéo dài với xác suất trên 70% trong 10 ngày tới, tổng lượng mưa phổ biến từ 300-500mm, có nơi trên 500mm.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Thừa Thiên Huế mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến nhiều tuyến đường bị ngập cục bộ, giao thông đi lại khó khăn.
Mưa lớn kèm theo lốc xoáy xảy ra khiến hàng chục ngôi nhà bị tốc mái ở Thừa Thiên Huế cùng 3 người bị thương. Hiện, chính quyền địa phương cùng các lực lượng chức năng và người dân đang tập trung khắc phục hậu quả do lốc xoáy gây ra.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản đồng ý kết thúc dự án Cải thiện hệ thống thoát nước Kinh thành Huế, giảm thiểu bồi lắng sông Ngự Hà, thành phố Huế sau đúng 10 năm triển khai. Đây là dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ không hoàn lại và đã đặt mua nhiều trang thiết bị nhưng không thể đưa vào sử dụng.