Đoàn Việt Nam báo cáo tại Kỳ họp của UNESCO. (Ảnh: Cục Di sản văn hóa cung cấp)

Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh ở Huế được ghi danh Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, vào lúc 14 giờ 9 phút giờ địa phương (13 giờ 9 phút theo giờ Việt Nam) ngày 8/5 tại Kỳ họp thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO diễn ra ở thành phố Ulan Bator (Mông Cổ), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.
Khách tham quan tại khu trưng bày “Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I). Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Kết nối giới trẻ với tài liệu lưu trữ

Sức sống của tài liệu lưu trữ chỉ có thể nối dài khi đi vào cuộc sống, tìm được đường tiếp cận với đông đảo công chúng, nhất là giới trẻ. Đó là nhận định được nhiều chuyên gia nhấn mạnh tại Tọa đàm “Di sản với giới trẻ” vừa được Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) phối hợp Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức tại Hà Nội.
Không gian văn hóa sáng tạo tại di sản Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trong Tuần lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.

Nhận diện, quản lý di sản văn hóa phù hợp xu thế phát triển

Gồm 10 chương 154 điều, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) mới đây đã cập nhật về di sản tư liệu, điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề về chuyển đổi số di sản; quyền sở hữu trí tuệ trong khai thác di sản văn hóa cũng như hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, dự thảo chưa đề cập nhận diện, quản lý về một loại hình di sản không kém phần quan trọng là di sản công nghiệp.
Ma nhai Linh Nham Động, ngự bút vua Minh Mạng ngự chế vào năm 1837.

Nơi chưng cất giá trị văn hóa vượt thời gian

Trở lại Di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, được ghi lại cận cảnh những hình ảnh độc đáo, mới nhất của di sản ma nhai - Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là di sản có danh hiệu danh giá được UNESCO công nhận đầu tiên của thành phố Đà Nẵng.
In dập tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phát huy giá trị di sản tư liệu

Trong các loại hình di sản văn hóa, di sản tư liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử và nghệ thuật, phản ánh bản sắc văn hóa Việt Nam. Ðược lưu giữ dưới dạng mộc bản hay sách vở, văn bản như hoành phi, câu đối, sắc phong, tấu sớ, chiếu chỉ... di sản tư liệu là văn hóa dân tộc, là tri thức và kinh nghiệm được truyền qua nhiều thế hệ, có ý nghĩa quan trọng trong phổ biến kiến thức, giáo dục truyền thống lịch sử, địa lý, văn hóa, nâng cao tinh thần ham học, tìm hiểu tri thức.