Tờ Telegraph đưa tin ngày 8/3, Ukraine đang cân nhắc rút quân khỏi tỉnh Kursk của Nga trong bối cảnh Moskva tăng cường các hoạt động quân sự tại khu vực này.
Tổng thống Mỹ D. Trump có thể dỡ bỏ lệnh đình chỉ viện trợ Ukraine nếu quá trình đàm phán hòa bình được tiến hành một cách "chân thành" giữa các bên. Thông tin vừa được Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Mike Waltz đưa ra được coi là một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Washington.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể xem xét khôi phục viện trợ cho Ukraine nếu cuộc đàm phán hòa bình được sắp xếp và các biện pháp xây dựng lòng tin được thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố sẽ thúc đẩy một giải pháp nhằm chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Tuyên bố được đưa ra trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Mỹ của Tổng thống Trump có thể là dấu hiệu cho một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của nước này đối với cuộc xung đột kéo dài suốt 3 năm qua.
Ngày 5/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov đánh giá, việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ mong muốn tiến hành đàm phán hòa bình là một tín hiệu tích cực.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tối 4/3 đưa ra tuyên bố trên mạng xã hội X, khẳng định rằng không ai mong muốn một cuộc chiến tranh bất tận. Ukraine sẵn sàng ngồi bàn đàm phán càng sớm càng tốt để đưa hòa bình lâu dài đến gần hơn với người dân.
Tổng thống Putin cho biết, nếu hai bên có mong muốn đàm phán và tìm kiếm điểm thỏa hiệp, Kiev cần tìm người đàm phán phù hợp và Moskva sẽ đấu tranh cho những điều phù hợp với các lợi ích của mình.
Khoản vay theo Cơ chế quỹ mở rộng (EFF) này là chương trình tài chính lớn đầu tiên được IMF phê duyệt cho 1 quốc gia đang trải qua xung đột quy mô lớn.
Ukraine đã đề xuất tổ chức “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” vào cuối tháng 2/2023 tại trụ sở Liên hợp quốc và do Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres làm trung gian hòa giải.
Ngày 21/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo, việc các nước phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ càng làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện nay.
Chính phủ Colombia và nhóm vũ trang Quân đội giải phóng quốc gia (ELN) vừa chính thức nối lại tiến trình đối thoại sau gần bốn năm gián đoạn. Quyết định đàm phán hòa bình này mở ra cơ hội khôi phục an ninh và ổn định ở quốc gia Nam Mỹ.
Chính phủ Colombia và ELN cho biết, đã nhất trí sẽ tiếp nối một loạt các thỏa thuận và tiến bộ đã đạt được kể từ khi ký kết chương trình đối thoại ngày 30/3/2016.
Ngày 26/7, Đài truyền hình nhà nước Ethiopia (ETV) và 1 chỉ huy khu vực cho biết, các lực lượng vũ trang ở đông nam Ethiopia đã tiêu diệt 85 tay súng Al-Shabaab trong các cuộc đụng độ tại biên giới, vài ngày sau khi quân nổi dậy tổ chức các cuộc đột kích trong khu vực.
Ngày 23/7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) cần vạch ra 1 chiến lược mới để giải quyết cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine, bởi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga không phát huy tác dụng.
Trưởng đoàn đàm phán Nga, ông Vladimir Medinsky ngày 9/5 thông báo, đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine không dừng lại mà vẫn diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Ngày 5/5, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết, Liên hợp quốc đang tiến hành đợt sơ tán dân thường thứ ba ở Ukraine và các chi tiết liên quan sẽ được công bố sau khi công việc hoàn tất.
Hãng tin Reuters ngày 20/3 dẫn lời Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết, 7 hành lang nhân đạo sẽ được mở trong ngày hôm nay để tạo điều kiện cho dân thường rời khỏi các khu vực xảy ra giao tranh tại Ukraine.
Đại diện đoàn đàm phán Ukraine, ông Podolyak, nhận định dù lập trường của Kiev và Moskva vẫn khác biệt, song ông tin rằng có thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong vài ngày tới.
Hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin cho biết, trong vòng đàm phán hiện tại, hai bên đang thảo luận về quy chế trung lập cho Ukraine và đây có thể là yếu tố “giúp thỏa hiệp”.
Theo TTXVN, ngày 16/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định, cuộc đàm phán hòa bình giữa nước này với Ukraine là không dễ dàng, song ông vẫn hy vọng rằng 2 bên sẽ đạt được thỏa hiệp và vấn đề về quy chế trung lập của Kiev hiện đang được thảo luận một cách nghiêm túc.
Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Faustin-Archange Touadera ngày 15/10 công bố lệnh ngừng bắn đơn phương, nhằm hướng đến đối thoại hòa bình để giải quyết xung đột kéo dài tám năm giữa chính phủ với các nhóm phiến quân nổi dậy ở nước này.