Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Sáng 18/11, Tỉnh ủy Quảng Ngãi phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức khai giảng 2 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ quy hoạch chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, tham gia quản lý năm 2024.
Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục, giúp cơ sở đào tạo không ngừng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, và cơ sở vật chất để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Không nổi bật như Nhà hát Lớn, nhưng toà nhà chính của Ðại học Quốc gia Hà Nội (trước kia là Ðại học Ðông Dương và tiếp đó là Ðại học Tổng hợp Hà Nội) tại 19 phố Lê Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại là kiến trúc độc đáo - kiến trúc đầu tiên có sự giao thoa văn hóa Ðông và Tây. Giữa tháng 11 này, công trình mở cửa đón người dân bằng nhiều hoạt động nghệ thuật.
Chiều 25/10, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (VKU), Đại học Đà Nẵngphối hợp Viện Công nghệ thông tin (ITI), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức trao Chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn Thiết kế vi mạch bán dẫn cho sinh viên (khóa đầu tiên).
Ngày 16/10, hội thảo khoa học "Quan điểm, giải pháp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức nhằm đề xuất quan điểm, định hướng giải pháp xây dựng phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần phục vụ hoàn thiện Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng, nhất là báo cáo chính trị trong thời gian sắp tới.
Chủ tịch phụ trách Đối ngoại toàn cầu Tập đoàn Meta, ngài Nick Clegg đã chia sẻ với sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội về xu thế phát triển của khoa học công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu.
Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Theo đó, Việt Nam có 9 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 10 nghìn nhà khoa học thế giới và 60 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 100 nghìn nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng thế giới trong năm 2024.
Ngày 29/8, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chương trình kết nối các nhà khoa học, nhóm nghiên cứu và doanh nghiệp.
Ngày 29/8, Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi học chính trị đầu khóa ngay sau khi hơn 600 sinh viên khóa QH.2024.Y vừa hoàn thành thủ tục nhập học.
Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) là kỳ thi chuẩn hóa, được tổ chức 6 đợt thi trong năm 2024 và đã được 97 trường đại học, học viện sử dụng kết quả để phục vụ cho công tác tuyển sinh.
Ngày 27/8, Trường đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức đón 679 tân sinh viên trúng tuyển các ngành chính quy năm học 2024-2025 hoàn thiện các thủ tục nhập học.
Ngày 2/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định số 767/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm ông Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn giữ chức vụ Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sáng 2/8, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học “Kinh tế biển xanh tạo động lực phát triển bền vững”. Đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội thảo.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, chiều tối 17/7, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 của trường là 20 điểm.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhà nước của Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ngày 12/7, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) Lê Quân đã tham dự lễ động thổ xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Tập huấn tại Đại học Quốc gia Lào (do Đại học Quốc Gia Hà Nội làm chủ dự án).
Ngày 6/6, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội công bố mức phổ điểm kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2024. Theo đó, điểm cao nhất của kỳ thi năm 2024 là 129/150; thấp nhất 17/150; điểm trung bình là 76,5/150.
Ngày 5/6, trong bảng công bố kết quả xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học tốt nhất thế giới của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS-nước Anh), Đại học Quốc gia Hà Nội đã có sự gia tăng mạnh mẽ lên vị trí trong nhóm 851-900, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh thuộc nhóm 40% và Đại học Huế lần đầu có tên trong bảng xếp hạng này.
Ngày 31/5, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức ban hành Đề án tuyển sinh năm 2024. Theo đề án, năm 2024 Đại học Quốc gia Hà Nội có 13 đơn vị tuyển sinh đại học chính quy với 18.000 chỉ tiêu cho 150 ngành, chương trình đào tạo.
Bài thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Với cấu trúc gồm 3 phần, bài thi năm 2025 điều chỉnh chủ yếu ở phần Khoa học và cách đặt câu hỏi.
Ngày 17/5, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Ngày hội Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho học sinh khối trung học phổ thông nhằm quảng bá tuyển sinh đại học và giới thiệu Chương trình ươm tạo tài năng từ bậc trung học phổ thông (VNU12+).
Ngày 15/5, tại Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà khoa học nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) nhằm tôn vinh, ghi nhận đóng góp của các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, phát triển các sản phẩm và giải pháp khoa học và công nghệ hữu ích, góp phần tạo dựng nên thương hiệu, uy tín và vị thế của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trên tinh thần giáo dục khai phóng, vấn đề đổi mới trong đào tạo nghệ thuật bắt đầu từ việc đề cao sự sáng tạo và tự do, xóa nhòa ranh giới giữa nghệ thuật phương Đông và phương Tây, hướng đến sự đồng điệu giữa triết lý nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Đây là những yếu tố cốt lõi của mô hình giáo dục đa ngành, liên ngành, nơi mỗi cá nhân được khuyến khích phát huy mọi khả năng của mình.
Từ việc đóng vai trò nòng cốt, thúc đẩy hệ thống giáo dục sau đại học cho đến quá trình trở thành một trong những đơn vị đầu tiên được Đại học Quốc gia Hà Nội giao nhiệm vụ triển khai các chương trình đào tạo mang tính chất liên lĩnh vực, Khoa Các khoa học liên ngành đã từng bước tạo dựng các giá trị và nền tảng cốt lõi, làm cơ sở vững chắc để hình thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật.
Với thông điệp “mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, sáng 17/4, Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức Ngày hội hiến máu “Sắc hồng hy vọng” tại khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội cơ sở Hòa Lạc.