Cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn kể chuyện "Một thời và mãi mãi"

NDO - 40 cựu chiến binh Khối vũ trang, Biệt động Quân khu Sài Gòn-Gia Định cùng góp mặt trong buổi giao lưu thân tình Một thời và mãi mãi tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra vào tối 30/10.
0:00 / 0:00
0:00
Các đại biểu dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Rừng Sác-Cần Giờ.
Các đại biểu dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Rừng Sác-Cần Giờ.

Buổi giao lưu là dịp để truyền lửa cho thế hệ sau tiếp tục phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của thế hệ trước qua việc giữ gìn, phát triển Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Ðịnh.

Nhận xét về tình hình hoạt động của bảo tàng, bà Nguyễn Thị Bích Nga, quyền chủ nhiệm câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối vũ trang Biệt động Quân khu Sài Gòn-Gia Định chia sẻ: Lực lượng Biệt động Sài Gòn đang ngày càng lớn tuổi, do đó cần có một lực lượng trẻ để duy trì và phát huy truyền thống.

"Từ khi thành lập, bảo tàng cố gắng truy tìm những kỷ vật của các chiến sĩ trong thời kháng chiến. Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động giới thiệu giúp du khách hiểu về tinh thần chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ", cựu chiến sĩ Bích Nga chia sẻ.

Chủ nhiệm câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối vũ trang Biệt động Quân khu Sài Gòn-Gia Định mong việc xây dựng các chương trình, hoạt động gắn với bảo tàng tiếp tục được phát huy để lưu giữ mãi những giá trị truyền thống tốt đẹp của một thời kháng chiến.

Gặp lại nhau, chúng tôi rất mừng và cũng có nỗi niềm bởi chúng tôi đang được sống trong hòa bình nhưng có những người đồng đội đã nằm xuống mãi mãi. Sức khỏe của chúng tôi ngày càng yếu dần, tuổi đời thì chồng chất thêm. Mong sao có lực lượng thế hệ trẻ để duy trì, phát huy truyền thống lực lượng trước đây. May mắn từ khi thành lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định, nhóm tình nguyện viên và các thành viên trẻ hoạt động rất tốt, hiệu quả.

Bà Vũ Minh Nghĩa (bí danh Chính Nghĩa) - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

Cho nên, khi bà Nghĩa tìm lại được kỷ vật, hiện vật thì bà lựa chọn gửi vào Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Ðịnh như cách để nhớ lại ký ức xưa và tri ân những đồng đội đã ngã xuống vì độc lập, tự do.

Cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn kể chuyện "Một thời và mãi mãi" ảnh 2

Các cựu chiến binh vui mừng vì được gặp lại nhau và chia sẻ nỗi niềm về thế hệ trẻ tiếp nối.

Ông Trần Vũ Bình, người sáng lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định, trăn trở: Lịch sử rất cần cho thế hệ trẻ. Những hy sinh của ông cha ta cho ngày hòa bình cần được lan truyền rộng rãi. "Vì vậy, mình phải kết nối các chiến sĩ với thế hệ trẻ nên bảo tàng sẽ kết hợp với câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối vũ trang Biệt động Quân khu Sài Gòn-Gia Định và các cơ quan chức năng để tổ chức nhiều buổi giao lưu với học sinh, sinh viên..."

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Bình cho biết thêm: Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến, Khối Vũ trang-Biệt động, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định cùng Bộ Tư lệnh Thành phố và các sở, ban ngành đã thống nhất và chọn Khu du lịch Gió Lộng (huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh) sẽ là cơ sở chăm sóc, phụng dưỡng cho các cô chú chiến sĩ Biệt động Sài Gòn-Gia Định như một hành động tri ân, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của thế hệ trẻ.

Cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn kể chuyện "Một thời và mãi mãi" ảnh 3

Ông Trần Vũ Bình, người sáng lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định chia sẻ tại buổi gặp mặt.

Những buổi giao lưu dự kiến sẽ được tổ chức hằng ngày tại bảo tàng, nhằm giúp các bạn trẻ có thể ôn lại, gìn giữ, thuộc lòng và thấm nhuần truyền thống.

Nằm trong chương trình khuôn khổ chương trình, sáng 30/10, đoàn cựu chiến binh Khối Vũ trang-Biệt động Quân khu Sài Gòn-Gia Định phối hợp Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định đã đến dâng hương, tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Rừng Sác-Cần Giờ và Đền thờ anh hùng liệt sĩ Rừng Sác-Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh).