Lực lượng chức năng tỉnh Ðồng Nai phun khử trùng phòng, chống dịch bệnh tại Khu du lịch Vườn Xoài.

Tăng cường phòng, chống dịch cúm A/H5N1 sau khi hổ nuôi chết hàng loạt

Tại Khu du lịch Vườn Xoài (tỉnh Ðồng Nai) và Vườn thú Mỹ Quỳnh (tỉnh Long An) đã phát hiện bệnh cúm A/H5N1 trên đàn hổ nuôi nhốt. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Ủy ban nhân dân hai tỉnh Ðồng Nai và Long An tiến hành các biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh lây lan và xử lý nghiêm những trường hợp nuôi nhốt động vật hoang dã không tuân thủ các quy định về thú y.
Phun thuốc khử trùng tại các hộ chăn nuôi ở huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. (Ảnh KIM THOA)

Phòng tránh các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Trước tình hình bệnh dại tăng đột biến, cũng như nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm, ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành với chủ đề "Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024".
Bộ Y tế khuyến cáo người dân, nhất là trẻ em cần được tiêm đầy đủ. (Ảnh: THÁI HOÀNG)

Phòng chống dịch bệnh từ đầu năm

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) năm 2023, cả nước ghi nhận gần 181.000 trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng, trong đó có 31 trường hợp tử vong. So với năm trước đó, số ca mắc tăng gấp 2,7 lần, số ca tử vong tăng 28 trường hợp. Với bệnh sốt xuất huyết, cả nước ghi nhận hơn 172.000 trường hợp mắc và 43 ca tử vong; ghi nhận 82 trường hợp tử vong do bệnh dại, tăng 12 trường hợp so với năm 2022...
Bệnh nhi nhập viện do cúm A có xu hướng tăng tại Ninh Bình. (Ảnh: Yến Trinh)

Ninh Bình: Gia tăng trẻ mắc cúm A

Thời gian gần đây, tại Ninh Bình, số trẻ nhập viện do cúm A tăng cao, phần lớn các bệnh nhân khi vào viện đều trong tình trạng sốt cao, sốt kéo dài, thậm chí có những bệnh nhân có tình trạng co giật, ho khò khè kèm theo những biến chứng của cúm như: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp. Đây là bệnh do virus gây nên và dễ phát sinh thành dịch.
Tiêm ngừa lưu động cho người dân ở quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: MINH ANH

Không để các dịch bệnh lây lan, bùng phát

Thống kê của ngành y tế cho thấy nhiều loại dịch bệnh ở nước ta đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Dịch Covid-19 đứng trước nguy cơ tái bùng phát; dịch bệnh sốt xuất huyết đang ở mức rất cao, trong khi đó mùa mưa tại các tỉnh phía nam, thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển; tại Bệnh viện Nhi Trung ương và một số địa phương vẫn tiếp tục ghi nhận trẻ nhiễm Adenovirus...
Nhiều địa phương ở Thái Bình tổ chức phun khử khuẩn, vệ sinh môi trường ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh.

Thái Bình nâng cao công tác phòng, chống các dịch bệnh mùa hè

Thời điểm hiện nay, cùng với dịch Covid-19 đang có xu hướng quay trở lại với biến thể mới Omicron BA5.2 đã xuất hiện tại Thái Bình, địa phương còn đối diện với các ca sốt xuất huyết, cúm A và bệnh tay chân miệng. Tỉnh đang nâng dần mức cảnh báo và khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Test cúm A đơn giản, có kết quả nhanh.

Không chủ quan khi mắc cúm A

Nhiều người nhầm lẫn giữa cúm A và cúm thường nên chủ quan và điều đó gây ra những hậu quả khôn lường. Khi dịch cúm A đang gia tăng bất thường, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên theo dõi sức khỏe, đi khám để phát hiện đúng bệnh lý, điều trị kịp thời. 
Hà Nội: Thuốc Tamiflu điều trị cúm A lại bị "thổi giá"

Hà Nội: Thuốc Tamiflu điều trị cúm A lại bị "thổi giá"

Ngày 11/7, chị T.T.T (Hà Đông, Hà Nội) mua thuốc Tamiflu điều trị cúm A cho con với giá 500.000 đồng/vỉ. Chỉ sau đó nửa tháng, khi chồng chị cũng mắc cúm A, giá loại thuốc điều trị này đã leo lên mốc 600-700 nghìn đồng/vỉ. Tại Hà Nội, khi số ca mắc cúm A gia tăng, thuốc Tamiflu lại khan hiếm và bị "thổi giá".