Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16) vừa khép lại trong tiếc nuối khi các quốc gia tham dự chưa thể tìm được tiếng nói chung về cam kết hỗ trợ tài chính. Việc các nước nhất trí thành lập “Quỹ Cali” mang tên thành phố đăng cai của chủ nhà Colombia là một điểm sáng hiếm hoi của hội nghị được đánh giá có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.
Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết về Hiệp định bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ), theo đó ấn định thời điểm mở ký hiệp định vào tháng 9 tới. Trong bối cảnh "sức khỏe" của nhiều đại dương bị đe dọa nghiêm trọng, BBNJ được kỳ vọng sẽ tiếp thêm sức sống cho các đại dương trên Trái đất.
Lưu vực sông Congo đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng khi lượng mưa tại đây có thể giảm tới 10% vào cuối thế kỷ này do tốc độ phá rừng tăng nhanh. Rừng xanh đang kêu cứu trước nạn phá rừng bừa bãi và tác động của biến đổi khí hậu, đẩy nhiều loài động, thực vật quý hiếm vào nguy cơ tuyệt chủng.
Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP15) giai đoạn 2 ở Montreal, Canada đã khép lại với một kết quả ý nghĩa, đó là thông qua thỏa thuận lịch sử về bảo vệ thiên nhiên. Thỏa thuận này thắp lên niềm tin về việc cộng đồng quốc tế tiếp tục gạt bỏ bất đồng, phát huy tinh thần đoàn kết để thực hiện đầy đủ trách nhiệm với hành tinh xanh.
Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước về đa dạng sinh học (COP15) giai đoạn 2 đang diễn ra tại Montreal, Canada, với sự tham dự của đại diện gần 200 quốc gia. Giới quan sát hy vọng, COP15 sẽ đạt được một thỏa thuận đa dạng sinh học toàn cầu mang tính lịch sử, tạo dấu ấn quan trọng trong nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái và tương lai của “hành tinh xanh”.
Khoảng 1.000 nhà đàm phán từ 150 quốc gia mới nhất trí được 2 trong hơn 20 mục tiêu thỏa thuận đa dạng sinh thái toàn cầu gồm chia sẻ hiểu biết, công nghệ và thúc đẩy không gian xanh đô thị.
Ngày 14/3, đại diện của 164 nước thành viên Liên hợp quốc đã có mặt ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ để tiến hành vòng đàm phán cuối cùng về một hiệp ước đầy tham vọng nhằm ngăn chặn và đảo ngược sự thu hẹp môi trường sống của các loài động vật nguy cấp.