Thông tin kinh tế

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại trên hành trình chuyển đổi số

Qua 2 năm triển khai thực hiện và áp dụng chuyển đổi số trong Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, có thể thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng của chuyển đổi số trong công tác quản lý, sản xuất kinh doanh… để việc quản lý, vận hành thiết bị ngày càng được hiệu quả, tối ưu, an toàn và kinh tế đã đem lại những hiệu quả thiết thực.
0:00 / 0:00
0:00
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.

Năm 2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có chủ đề “Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”, với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh lộ trình ứng dụng khoa học công nghệ; tích hợp công nghệ kỹ thuật số và mô hình quản trị phù hợp với quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí, nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng khách hàng.

Phấn đấu đến hết năm 2022, EVN cơ bản chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số; năm 2025 trở thành doanh nghiệp hoạt động trên môi trường số, đáp ứng tốt mục tiêu bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại trên hành trình chuyển đổi số ảnh 1

Chủ đề năm 2021 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Thực hiện chủ đề này, trong 2 năm qua, Tổng Công ty Phát điện 2 (GENCO2) đã tích cực triển khai đến tất cả các đơn vị thành viên và được toàn thể CBCNV trong Tổng Công ty hưởng ứng nhiệt tình.

Từ việc thành lập các tổ công tác, các khóa đào tạo và các buổi hội thảo về ứng dụng phần mềm trong quản lý kỹ thuật (RCM, PMIS …) đến việc tổ chức các cuộc thi (“Tìm hiểu kiến thức về chuyển đổi số”, cuộc thi viết “EVNGENCO2 với công cuộc chuyển đổi số”, “EVNGENCO2 trên hành trình cơ bản chuyển đổi số” và cuộc thi ảnh với chủ đề “EVNGENCO2 với công cuộc chuyển đổi số”), các khóa học trên phần mềm E-learning, … cho thấy việc ứng dụng và đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra một cách tích cực.

Tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, tối ưu hóa chi phí, duy trì khả năng vận hành ổn định tin cậy của tổ máy an toàn-liên tục và kinh tế là rất cần thiết.

Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng Công ty Phát điện 2, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã tích cực triển khai hoạt động này. Công ty đã tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về chuyển đổi số và mời các diễn giả của các công ty uy tín (FPT) tham gia giảng dạy; thành lập Ban chỉ đạo về công tác chuyển đổi số, đẩy nhanh việc thực hiện RCM, PMIS trong công tác quản lý kỹ thuật; thường xuyên tổ chức họp ban chỉ đạo để kiểm điểm việc thực hiện chuyển đổi số…

Đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty mục tiêu chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tích cực tham gia các cuộc thi về kiến thức chuyển đổi số.

Một trong những hoạt động được cán bộ công nhân viên hưởng ứng nhiệt tình và tích cực nhất là các bài học trên phần mềm E-learning. Đây là bước đi đầu tiên để lực lượng công nhân lao động tiếp cận và làm quen với ứng dụng công nghệ số.

Việc học tập và tham gia thi trên tài khoản E-learning đã giúp cho việc học tập của người lao động trở nên thuận tiện và dễ dàng. Người lao động có thể học mọi lúc, mọi nơi, ở bất cứ đâu.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại trên hành trình chuyển đổi số ảnh 2

Phòng Điều khiển trung tâm Dây chuyền 2.

Công tác chuyển đổi số đã lan tỏa và nhận được sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, công nhân viên trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói chung và trong Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại nói riêng.

Đặc biệt là trong hơn 2 năm qua, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, việc ứng dụng khoa học công nghệ và thay đổi tư duy, cách thức trong điều hành và làm việc để thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả là rất cần thiết: Việc triển khai phần mềm Digital Office trong việc ban hành và xử lý công văn; thực hiện đấu thấu qua mạng; hệ thống quản lý nhân lực HRMS; thiết lập cơ sở dữ liệu thiết bị để triển khai việc kiểm tra, giám sát và bảo trì bảo dưỡng thiết bị, quản lý sửa chữa theo phương pháp tiên tiến RCM; quản lý kỹ thuật PMIS…

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại trên hành trình chuyển đổi số ảnh 3

Cán bộ công nhân viên triển khai thực hiện RCM.

Có thể thấy rằng, qua 2 năm thực hiện việc ứng dụng chuyển đổi số nhưng đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho CBCNV trong công tác quản lý và vận hành thiết bị.

Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về chuyển đổi số” của Tổng Công ty Phát điện 2 đã giúp cho cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại nói riêng và toàn thể cán bộ công nhân viên của tổng công ty nói chung hiểu sâu hơn về nội dung của việc ứng dụng chuyển đổi số.

Sổ tay chuyển đổi số trong EVN với những kiến thức chung về chuyển đổi số, gồm các khái niệm, định nghĩa về: số hóa, tin học hoá, tin học hóa doanh nghiệp (số hóa quy trình), chuyển đổi số, các cấp độ chuyển đổi số, môi trường số, sự khác nhau giữa tin học hoá doanh nghiệp và chuyển đổi số, các bước cơ bản của chuyển đổi số.

Sổ tay tập trung vào các nội dung chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giúp cán bộ công nhân viên hiểu được chuyển đổi số của EVN là gì, trong lĩnh vực nào,...

Đồng thời, giúp mọi người hiểu rõ về các giai đoạn chuyển đổi số, chỉ tiêu thực hiện, cũng như cách thức tổ chức đào tạo, tổ chức thực hiện chuyển đổi số trong EVN.

Đây là những kiến thức cần thiết để phổ biến đến toàn thể người lao động mà có lẽ trước đây nhiều người cũng chưa tìm hiểu kỹ. Cuộc thi này như một hình thức tuyên truyền sâu rộng đến tất cả cán bộ công nhân viên.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại trên hành trình chuyển đổi số ảnh 4

Công nhân vận hành có thể học, tra cứu tài liệu trên phần mềm E-learning.

Tuy nhiên, để việc ứng dụng chuyển đổi số được thực hiện sẽ có những khó khăn nhất định: cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số; lựa chọn công nghệ phù hợp; vấn đề an ninh mạng; chuyển đổi số đòi hỏi cách làm mới, đòi hỏi năng lực của người lao động phải được nâng cao và thích ứng...

Là một người công nhân lao động của ngành điện, với mong muốn trong thời gian tới cùng với việc đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất cũng như vấn đề an ninh mạng… thì việc ứng dụng chuyển đổi số sẽ được tuyên truyền sâu, rộng hơn nữa đến toàn thể những người lao động trực tiếp để mỗi cán bộ công nhân viên thấy được vai trò và trách nhiệm của mình đối với công cuộc chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cùng với toàn thể người lao động luôn nỗ lực phấn đấu hết mình cho công việc, vượt qua mọi khó khăn thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được ổn định và nâng cao.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại trên hành trình chuyển đổi số ảnh 5

Triển khai thực hiện và xử lý công văn trên D-office.