Công tác đảng, công tác chính trị trong 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

Công tác đảng, công tác chính trị trong 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

Công tác đảng, công tác chính trị có vai trò quan trọng hàng đầu trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân. Khi bàn về vấn đề này, V.I.Lênin chỉ rõ: Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị không chỉ là nguyên tắc cơ bản, mà còn là vũ khí mạnh mẽ của đảng cộng sản trong việc nâng cao sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội.
Chiều 18/12, Báo Nhân Dân khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”.

[Ảnh] Ấn tượng Triển lãm tương tác "Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh" tại Báo Nhân Dân

Chiều 18/12, Báo Nhân Dân khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”, ca ngợi những chiến công hiển hách và tôn vinh những vị tướng tài danh của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng thông qua những bản đồ, hình ảnh, âm thanh, tư liệu,… được trình bày trực quan, khoa học, ấn tượng.
Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp tập luyện nâng cao kỹ thuật chiến đấu. (Ảnh: TTXVN)

Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia kiến tạo hòa bình trên đất nước Chùa Tháp

Sau chiến thắng ngày 7/1/1979, mặc dù chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari bị lật đổ nhưng đất nước Campuchia đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia đã đề nghị Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự giúp cách mạng Campuchia.
Chiến sỹ bộ đội biên phòng. (Ảnh: Bùi Giang/TTXVN)

Bộ đội quân hàm xanh

Lãnh thổ quốc gia Việt Nam được hình thành, tồn tại suốt hàng nghìn năm lịch sử cùng với các quốc gia trên thế giới, trong khu vực và các nước láng giềng. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn coi biên cương là “phên dậu” của Tổ quốc, mọi biến động nơi biên cương đều liên quan đến sự an nguy của đất nước. Kế thừa và phát huy truyền thống bảo vệ biên cương của dân tộc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đến nhiệm vụ bảo chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 921-Đoàn Không quân Sao Đỏ nhân dịp Tết nguyên đán Đinh Mùi (9/2/1967). (Ảnh: TTXVN)

Bộ đội không quân nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ bầu trời Tổ quốc

Cách đây 64 năm, ngày 3/3/1955, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã ký Quyết định số 15 thành lập “Ban nghiên cứu sân bay”, với nhiệm vụ: Tiếp quản, chỉ huy và quản lý các sân bay hiện có, đồng thời giúp Bộ Quốc phòng nghiên cứu về tổ chức, xây dựng lực lượng Không quân. Ngày 3/3/1955 đã trở thành ngày thành lập của Không quân nhân dân Việt Nam Anh hùng.
Quân chủng Phòng không - Không quân, bước phát triển mới của Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân chủng Phòng không - Không quân, bước phát triển mới của Quân đội nhân dân Việt Nam

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Quân đội và chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 22/10/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh và Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 50/QĐ thành lập Quân chủng Phòng không - Không quân, trên cơ sở hợp nhất Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân.
Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam "tinh, gọn, mạnh"

Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam "tinh, gọn, mạnh"

Kế thừa tư tưởng xây dựng quân đội “Quân cốt tinh, không cốt nhiều” của dân tộc, nắm vững quy luật về tổ chức quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam, suốt 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam từng bước được xây dựng vững mạnh về chính trị, tổ chức biên chế, có cơ cấu cân đối, hợp lý giữa các thành phần, giữa lực lượng thường trực và lực lượng dự bị, giữa số lượng và chất lượng, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của từng giai đoạn, phù hợp với phương thức tác chiến của ta.
Chiến dịch Tây Nguyên - nghệ thuật nghi binh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Chiến dịch Tây Nguyên - nghệ thuật nghi binh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, từ số báo này, Báo Nhân Dân mở chuyên mục "40 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước", nhằm ôn lại giai đoạn lịch sử đấu tranh gian khổ, hào hùng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở hai miền nam, bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng 30-4-1975, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình tu bổ di tích.

Khánh thành Công trình tôn tạo di tích lịch sử nơi thành lập Đội Cứu quốc quân II

Ngày 12/12, Quân khu I và tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và khánh thành Công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia địa điểm thành lập Đội Cứu quốc quân II tại rừng Khuôn Mánh, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai.
Phát huy sức mạnh toàn dân trong quản lý, bảo vệ biên giới. (ảnh: Võ Tiến)

Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân vũ trang, lập được nhiều chiến công xuất sắc, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn và các thành viên trong Đoàn Công tác tham quan các sản phẩm dự kiến trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2024 của Binh chủng Hóa học. (Nguồn: Quân đội nhân dân)

Ngày 15/9/1945: Từ Phòng Quân giới đến Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Là cơ quan cơ quan đầu ngành về công nghiệp quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng chịu trách nhiệm tham mưu giúp Quân ủy Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng trên phạm vi cả nước; chỉ huy, quản lý các cơ quan, đơn vị thuộc quyền gồm các cục, phòng, ban chức năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổng cục; quản lý, chỉ đạo các công ty sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị, các viện nghiên cứu, trường dạy nghề và các đơn vị trực thuộc khác.
Đồng chí Nguyễn Minh Châu, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 96, quán triệt nhiệm vụ cho đơn vị trước khi thực hiện nhiệm vụ.

Trận Đăk Pơ (6/1954) - Trận phục kích điển hình của Liên khu 5 trong kháng chiến chống Pháp

Thắng lợi to lớn trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã giáng một đòn chí mạng vào ý chí xâm lược, âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của thực dân Pháp, buộc phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Giơnevơ bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội gặp mặt, tri ân cán bộ cấp tướng quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn thành phố.

Tô thắm truyền thống văn hiến, anh hùng của Thủ đô

Những ngày này, cùng với cả nước, Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân. Đây là dịp để tri ân gia đình chính sách, gia đình người có công đang sinh sống trên địa bàn thành phố; đồng thời đẩy mạnh giáo dục truyền thống yêu nước, nhân lên lòng tự hào và khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ.
Binh chủng Đặc công - binh chủng được tin tưởng đặc biệt

Binh chủng Đặc công - binh chủng được tin tưởng đặc biệt

Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam, được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.
Lễ xuất quân chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc (12/1978).

80 năm tự hào một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ

Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, theo Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Qua 80 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Quân ủy Trung ương, quân đội ta đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hiểm nguy để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của 1 đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu và phục vụ, quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Thành lập bộ đội địa phương, hoàn chỉnh cơ cấu lực lượng vũ trang ba thứ quân

Thành lập bộ đội địa phương, hoàn chỉnh cơ cấu lực lượng vũ trang ba thứ quân

Bộ đội địa phương là một thành phần trong cơ cấu lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, được tổ chức ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp quận, huyện, thị xã; là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh nhân dân địa phương, lực lượng cơ động chủ yếu trên địa bàn địa phương trong tác chiến.
Binh chủng “đặc biệt tinh nhuệ” của Bộ đội Hải quân

Binh chủng “đặc biệt tinh nhuệ” của Bộ đội Hải quân

Đặc công Hải quân (ĐCHQ) là binh chủng “đặc biệt tinh nhuệ”, lực lượng quan trọng của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Trước đòi hỏi cấp bách của chiến trường, ngày 13-4-1966, Đoàn ĐCHQ 126 được thành lập. Đoàn đã có hơn 10 năm chiến đấu ở chiến trường, trong đó bảy năm liên tục chiến đấu mặt trận Cửa Việt, Đông Hà (Quảng Trị), lập nhiều chiến công xuất sắc và đặc biệt xuất sắc.
Bộ đội pháo binh làm nên chiến thắng sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông 1947.

Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947 - chiến dịch đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp

Thu-Đông năm 1947, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành chiến dịch phản công, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn, đầy tham vọng của thực dân Pháp lên căn cứ Việt Bắc, làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”, để sớm kết thúc chiến tranh của chúng. Đây là chiến dịch đầu tiên của Quân đội ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp, có ý nghĩa mang tầm chiến lược, đưa cuộc kháng chiến của dân tộc bước sang giai đoạn mới.
Tầm vóc lịch sử Ðường Trường Sơn - Ðường Hồ Chí Minh

Tầm vóc lịch sử Ðường Trường Sơn - Ðường Hồ Chí Minh

Ðể kịp thời chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền nam, ngày 19-5-1959, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy (nay là Quân ủy Trung ương), tổ chức "Ðoàn công tác đặc biệt" (Ðoàn 301), sau gọi là Ðoàn 559, có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cho chiến trường miền nam; đưa bộ đội, cán bộ cơ quan dân - chính - đảng vào nam, ra bắc theo yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ đó cho đến ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, tuyến hậu cần chiến lược 559 vượt qua sự ngăn chặn vô cùng ác liệt của đế quốc Mỹ, trở thành một trong những nhân tố quyết định cho thắng lợi, và đi vào lịch sử như một huyền thoại, với những tên gọi vang dội núi sông: Ðoàn 559, Ðoàn vận tải quân sự Quang Trung, Ðường Trường Sơn, Ðường Hồ Chí Minh.
Vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự độc đáo

Vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự độc đáo

Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành, giữ nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân tộc Việt Nam đã tích lũy được nhiều tri thức và kinh nghiệm quân sự phong phú, hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự rất độc đáo, sáng tạo, mang đậm dấu ấn văn hóa, tư chất và trí tuệ Việt Nam.