Những công cụ quan trọng cho hợp tác biển

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia. DOC là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được liên quan vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ hai bên. Trên cơ sở đó, các bên tham gia cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực; đồng thời làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác ASEAN-Trung Quốc; nỗ lực thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
UNCLOS: Hiến pháp của đại dương

UNCLOS: Hiến pháp của đại dương

Được ví như bản Hiến pháp của đại dương, trải qua 40 năm, UNCLOS năm 1982 không chỉ là một văn kiện pháp lý quốc tế có giá trị phổ quát, giúp các quốc gia thiết lập được trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trên biển, mà còn có giá trị hướng về tương lai, phù hợp mục tiêu phát triển bền vững của nhân loại.
Tàu đánh bắt cá ngừ đại dương cập cảng Hòn Rớ (TP Nha Trang- Khánh Hòa). Ảnh: Nguyễn Dũng

UNCLOS tạo cơ sở để chúng ta vững tin phát triển

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Nhân Dân cuối tuần, chuyên gia uy tín về biển và đại dương, PGS, TS Nguyễn Chu Hồi nhận định: Ở thời điểm ra đời, UNCLOS là một "hiện tượng trong đời sống pháp luật của nhân loại". UNCLOS đã trao cho Việt Nam quyền tự chủ, trên cơ sở đó chủ động lập kế hoạch khai thác tài nguyên biển, cân bằng được quyền và lợi ích quốc gia.
Bộ đội đảo An Bang, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa chăm sóc vườn rau xanh.

Trường Sa ngày mới

Cách đây 36 năm, vào ngày 14/3/1988, trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Đó là minh chứng cho quyết tâm gìn giữ từng tấc đất, sải biển của ông cha ta để lại. Tiếp nối các thế hệ đi trước, quân dân cả nước luôn hướng về Trường Sa, chung tay, góp sức làm cho Trường Sa luôn mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về tình đoàn kết quân dân.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Kêu gọi giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình

Ngày 9/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực Bãi Cỏ Mây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết: Việt Nam rất quan ngại về căng thẳng gần đây ở Biển Ðông, có thể ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Ðông.
Quân dân xã đảo Song Tử Tây vui Xuân, đón Tết.

Xuân này, Trường Sa...

Xuân lại về trên đảo tiền tiêu. Được cả nước quan tâm, Trường Sa đón Tết Giáp Thìn vui tươi, đầm ấm. Quân dân đoàn kết một lòng, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước.
Những cựu binh và cuộc kết nối ấm tình Trường Sa

Những cựu binh và cuộc kết nối ấm tình Trường Sa

Nha Trang, đêm 20 tháng Chạp. Chúng tôi ngồi trên nền nhà mang dáng vóc một con tàu hướng ra biển. Dưới chân, biển vẫn thầm thì bài ca muôn thuở của mình, hát về những khúc tình ca. Nhiều năm nay, cứ độ cuối năm âm lịch, những người lính Trường Sa năm xưa lại họp mặt ở đây, Lữ quán Thiên Phước. Người đứng ra tổ chức là Giám đốc Công ty TNHH Du lịch sinh Thái Thiên Phước Nguyễn Văn Dũng, là lính thông tin Trường Sa, thương binh bậc 2/4, tỷ lệ mất sức 61%.
Đoàn công tác số 10 tổ chức lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại quần đảo Trường Sa.

Trường Sa, Trường Sa

Được sự quan tâm giới thiệu của Hội Nhà văn Việt Nam cùng sự chấp thuận của Quân chủng Hải quân, tôi may mắn được tham gia cùng đoàn công tác số 10 lên con tàu KN-390 cùng hơn 200 đại biểu khắp mọi miền Tổ quốc rẽ sóng vượt biển ra quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 thiêng liêng.
Tác giả (áo xanh) bên những người lính trẻ Trường Sa.

Khát vọng Trường Sa, phác thảo một hành trình

Đó là hành trình chuyến đi kiểm tra, thăm quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 mới đây do đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn. Các thành viên đã có một hành trình công tác hiệu quả và thú vị trên tàu Kiểm ngư mang số hiệu KN - 290.
Các đại biểu dự Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông chụp ảnh chung. (Nguồn: Bộ Ngoại giao)

ASEAN và Trung Quốc thảo luận về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông

Ngày 17/5, tại Hạ Long, đã diễn ra Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Ðông (SOM-DOC). Trước đó, các nước ASEAN đã họp điều phối lập trường. Ðại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị.
Các chuyên gia, học giả tham dự tại một hội thảo về Biển Đông. (Ảnh BỘ NGOẠI GIAO)

Xây dựng lòng tin ở Biển Đông

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 ở thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia. Trải qua 20 năm, DOC vẫn giữ nguyên giá trị là một văn kiện quan trọng trong quan hệ đối tác giữa ASEAN và Trung Quốc, tiếp tục khẳng định cam kết chung của các bên về thúc đẩy hòa bình, ổn định và tin cậy lẫn nhau ở Biển Đông.
Xem thêm
back to top