Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện được xem là một trong những công nghệ quan trọng hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Sự đầu tư vào trí tuệ nhân tạo của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã cho thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực này trong tương lai. Với “cú huých” mang tên ChatGPT - một chatbot tích hợp AI, một cuộc đua nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã và đang hình thành trên phạm vi toàn cầu…
Với cú huých mang tên ChatGPT, hàng loạt ông lớn công nghệ trên toàn cầu như Google, Microsoft, Meta, Amazon, Alibaba… đã chính thức gia nhập cuộc đua nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào các sản phẩm cốt lõi, đánh dấu bằng các khoản đầu tư khổng lồ và các kế hoạch đầy tham vọng.
Khái niệm “Trí tuệ nhân tạo” (AI) xuất hiện lần đầu tiên vào mùa hè năm 1956 khi được nhà khoa học máy tính người Mỹ John McCarthy đưa ra tại Hội nghị Dartmouth để mô tả ngành khoa học kỹ thuật tạo ra máy móc thông minh có thể bắt chước hành vi của con người.
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu (11/3/1951-11/3/2023), chúng tôi xin giới thiệu bài viết của đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam về chủ đề: Chat GPT, Trí tuệ nhân tạo (AI) và Báo chí.
Hiện trên thế giới chưa có tập đoàn nào chiếm lĩnh thị trường trong ứng dụng AI lĩnh vực y tế. Chúng tôi nghĩ đó là cơ hội để đưa công nghệ này từ Việt Nam ra thế giới. Mục tiêu trước hết của chúng tôi là bao phủ cả thị trường Đông Nam Á gần 1 tỷ người”, CEO VinBrain Trương Quốc Hùng bày tỏ tham vọng.
Tổng Giám đốc BKAV Nguyễn Tử Quảng cho rằng, Việt Nam cần rất nhiều điều kiện để phát triển trí tuệ nhân tạo. Trong đó, Việt Nam rất cần một vị kiến trúc sư trưởng để “thống nhất được thiết kế, quản lý được thi công” trong quá trình phát triển trí tuệ nhân tạo của Việt Nam.
Rút ngắn khoảng cách về ứng dụng AI trong nội soi tiêu hóa so với thế giới, PGS, TS Đào Việt Hằng cùng cộng sự đang tiến hành 2 dự án song song tiếp cận xây dựng các thuật toán AI từ bộ cơ sở dữ liệu của Việt Nam, do các chuyên gia nội soi Việt Nam gán nhãn và các chuyên gia công nghệ thông tin xây dựng. Việc ứng dụng AI trong nội soi tiêu hóa tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang đến những kết quả đột phá.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là chủ đề “hot” tại các diễn đàn công nghệ trong thời gian qua, nhất là sau màn ra mắt bùng nổ của ChatGPT - ứng dụng chatbot tích hợp AI của công ty OpenAI hồi cuối tháng 11 năm ngoái.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một ngành khoa học máy tính đề cập đến quá trình tái tạo trí thông minh của con người trong máy móc. Nó bao gồm một loạt các kỹ thuật và công cụ khác nhau, nhiều kỹ thuật đã được phát triển và đưa vào thực tế, có tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hơn 90% ứng dụng của chuyển đổi số có liên quan tới trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu. “Do vậy, trí tuệ nhân tạo chính là cốt lõi để chuyển đổi số, hay nói cách, khác muốn chuyển đổi số phải phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo" - ông Nguyễn Mạnh Quý, Giám đốc Trung tâm Không gian mạng Viettel (Viettel Cyberspace) cho biết.
Chính người Việt sẽ hiểu được nhu cầu và đặc điểm của dân tộc mình nhất, từ đó nắm bắt được đặc tính của dữ liệu Việt. Đây chính là cơ sở để ứng dụng công nghệ thành công nhằm phục vụ đời sống người Việt.
Với phương châm tiến tới y học chính xác trong điều trị cá thể hóa cho người bệnh, thúc đẩy y học dự phòng xã hội, những gì GeneStory đang làm sẽ mang lại giá trị vô cùng lớn cho người dân Việt Nam. Phóng viên Báo Nhân Dân có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Long, Tổng Giám đốc kiêm đồng sáng lập Công ty cổ phần GeneStory về những ứng dụng lâm sàng đặc biệt ý nghĩa này.
Ngày 4/11, Amazon Web Services (AWS), công ty thuộc tập đoàn Amazon công bố Liên minh Đổi mới đối tác trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI Partner Innovation Alliance) với mục tiêu mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng của Trung tâm Đổi mới AI tạo sinh (GenAIIC), một chương trình hỗ trợ khách hàng trong việc phát triển và triển khai thành công các giải pháp AI tạo sinh.
FPT và Trường Công nghệ thông tin (NUS Computing) thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), bao gồm thành lập một phòng nghiên cứu hiện đại, đầu tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực AI.
Việc phát triển, cung cấp, triển khai và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phải bảo đảm minh bạch, khả năng giải thích được, trách nhiệm giải trình, khả năng kiểm soát thuật toán, mô hình trí tuệ nhân tạo; không thay thế, không vượt qua tầm kiểm soát của con người.
Chiều 22/9, tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự buổi Tọa đàm “Hợp tác phát triển Trí tuệ nhân tạo và Công nghệ bán dẫn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Toạ đàm do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn FPT và Tập đoàn đầu tư Rosen Partner (Hoa Kỳ) tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngày 12/9, Công ty Cổ phần VinBigdata, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt ViFi, bộ giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh toàn diện dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm (BFSI).
Boeing và Hiệp hội quốc tế thợ máy và nhân viên hàng không (IAM), đại diện cho hơn 30.000 nhân viên, cho biết đã cùng nhất trí về việc tăng lương 25% trong suốt thời gian hợp đồng sơ bộ có hiệu lực.
Tờ Financial Times cho biết, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu dự kiến sẽ ký kết hiệp ước quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).