Tách múi sầu riêng cấp đông phục vụ xuất khẩu tại huyện Krông Pắc, tỉnh Ðắk Lắk. (Ảnh CÔNG LÝ)

Bài 2: Tạo "bệ phóng" cho xuất khẩu bứt phá

Nhu cầu về sầu riêng tươi, sầu riêng đông lạnh và các sản phẩm chế biến sâu từ sầu riêng đang có sự gia tăng mạnh trên thế giới, nhất là tại thị trường Trung Quốc. Với lợi thế xuất khẩu chính ngạch cả sản phẩm tươi và đông lạnh sang Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao, sớm thiết lập những kỷ lục xuất khẩu mới.
Lô sầu riêng xuất khẩu. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Tăng sức cạnh tranh cho ngành hàng sầu riêng

Năm 2024, mặt hàng sầu riêng Việt Nam hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chính hiện nay là Trung Quốc và mặt hàng này đang chịu sự cạnh tranh gay gắt, do đó cần ổn định sản lượng, nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam trong thời gian tới.
Chế biến chanh leo xuất khẩu tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO). (Ảnh ĐỨC KHÁNH)

Nâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Trung Quốc hiện là một trong ba thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng lượng nhập khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc hằng năm là khoảng 260 tỷ USD, thì Việt Nam mới chiếm thị phần chưa đến 5%. Đầu tư logistics, nâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trên cơ sở chuyển đổi hiệu quả từ tiểu ngạch sang chính ngạch chính là giải pháp khơi thông xuất khẩu, rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường.
Lãnh đạo huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk thăm và kiểm tra một doanh nghiệp thu mua sầu riêng xuất khẩu trên địa bàn.

Tăng cường liên kết phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng

Ngành hàng sầu riêng đã và đang trở thành ngành hàng giữ vai trò đặc biệt quan trọng của Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp các địa phương trồng loại cây này nói riêng. Tuy nhiên, năm nay giá sầu riêng tăng nóng dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết đang diễn ra ở các vùng trồng sầu riêng trong cả nước, nhất là khu vực Tây Nguyên.
Đắk Lắk hiện là địa phương có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất cả nước.

Cảnh báo thị trường sầu riêng “sập giá”

Các doanh nghiệp thu mua chế biến sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang lên tiếng cảnh báo tình trạng thị trường tiêu thụ sẽ biến động trong vài tuần tới, nếu giá bán sầu riêng tại các vườn tiếp tục giữ ở mức cao như hiện nay. Hiện tại, đang là thời điểm vào chính vụ của sầu riêng, cho nên biến động giá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thu mua chế biến trên toàn địa bàn, và người nông dân trồng sầu riêng sẽ tổn thất nặng nề.
Chuối tươi Đồng Nai đang có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: NGUYỄN VƯƠNG

Phát triển bền vững vùng nguyên liệu

Từ nhiều năm qua, câu chuyện ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc luôn là vấn đề "nóng", nhất là vào thời điểm thu hoạch rộ các mặt hàng nông sản trên cả nước. Cùng đó là tình trạng "mất mùa được giá, được mùa mất giá", "trồng-chặt, chặt-trồng" vẫn tái diễn tại nhiều vùng nông nghiệp trọng điểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển bền vững của nhiều ngành hàng.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Krông Năng và các đơn vị liên quan cùng các doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu container Mắc ca Krông Năng chính ngạch đầu tiên sang Nhật Bản.

Đắk Lắk xuất khẩu lô mắc ca chính ngạch đầu tiên sang thị trường Nhật Bản

Chiều 9/11, tại thị trấn Krông Năng, Ủy ban nhân dân huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk phối hợp các doanh nghiệp tổ chức lễ xuất khẩu container mắc ca Krông Năng chính ngạch đầu tiên qua thị trường Nhật Bản. Đây là cơ hội tốt để mắc ca Krông Năng nói riêng, mắc ca Việt Nam nói chung từng bước chinh phục thị trường khu vực và thế giới.
Quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến chế biến thanh long tại Đồng Nai (Ảnh: TTXVN)

Chuyển hướng linh hoạt để đẩy mạnh xuất khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến thời điểm này, ngành nông nghiệp có bốn sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD, là cà-phê, gạo, tôm và sản phẩm gỗ, góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản bảy tháng đầu năm 2022 đạt gần 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021.