"Cây cầu" kết nối thương mại Á-Âu

Liên minh gồm một loạt quốc gia cùng Ấn Độ đã công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm tạo ra Con đường Gia vị (Spice Route) nối liền châu Âu, Trung Đông và Ấn Độ, thúc đẩy quan hệ thương mại với những tác động địa chính trị trên phạm vi rộng. Sáng kiến này nhằm liên kết đường sắt, bến cảng, mạng lưới điện và dữ liệu cũng như đường ống dẫn khí hydro ở một khu vực rộng lớn với nhiều tiềm năng hợp tác.
0:00 / 0:00
0:00
Nếu ngày nay, việc vận chuyển một container hàng từ Mumbai (Ấn Độ) tới châu Âu phải qua kênh đào Suez, thì trong tương lai, có thể vận chuyển bằng đường sắt từ Dubai (UAE) đến Haifa ở Israel và tới châu Âu. Ảnh minh họa: Reuters
Nếu ngày nay, việc vận chuyển một container hàng từ Mumbai (Ấn Độ) tới châu Âu phải qua kênh đào Suez, thì trong tương lai, có thể vận chuyển bằng đường sắt từ Dubai (UAE) đến Haifa ở Israel và tới châu Âu. Ảnh minh họa: Reuters

Kế hoạch trên được đưa ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại New Delhi (Ấn Độ) mới đây.

Theo đó, Mỹ, Saudi Arabia, Liên minh châu Âu (EU), Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và nhiều quốc gia khác đã đưa ra sáng kiến kết nối các hạ tầng cơ sở đường sắt và cảng biển trên khắp Trung Đông (bao gồm UAE, Saudi Arabia, Jordan và Israel) nhằm giúp tăng tốc trao đổi thương mại giữa Ấn Độ và châu Âu lên tới 40%. Các bên ký kết hy vọng kế hoạch này sẽ giúp hội nhập thị trường rộng lớn 1,4 tỷ dân của Ấn Độ với các quốc gia phía tây, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế Trung Đông và tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia Arab ở vùng Vịnh.

Hành lang kinh tế Con đường Gia vị sẽ phát triển cơ sở hạ tầng để cho phép sản xuất và vận chuyển hydro xanh. Kế hoạch này cũng sẽ tăng cường viễn thông và truyền dữ liệu thông qua tuyến cáp ngầm mới kết nối khu vực. Thông qua kế hoạch này, các quốc gia Trung Đông cũng có thể giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Hành lang kinh tế Con đường Gia vị sẽ phát triển cơ sở hạ tầng để cho phép sản xuất và vận chuyển hydro xanh. Kế hoạch này cũng sẽ tăng cường viễn thông và truyền dữ liệu thông qua tuyến cáp ngầm mới kết nối khu vực. Thông qua kế hoạch này, các quốc gia Trung Đông cũng có thể giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Sáng kiến được đưa ra nhằm đa dạng hóa các điểm kết nối giao thương, trong bối cảnh kênh đào Suez của Ai Cập hiện là "nút thắt cổ chai" lớn đối với thương mại thế giới, nơi trung chuyển khoảng 10% khối lượng hàng hóa vận tải hàng hải toàn cầu nhưng thường bị gián đoạn.

Tháng 3/2021, tàu container khổng lồ Ever Given bị mắc kẹt ở kênh đào Suez đã gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông tại đây trong gần một tuần. Quan chức Tập đoàn Eurasia phụ trách khu vực Nam Á, ông Pramit Pal Chaudhuri cho biết, nếu ngày nay, việc vận chuyển một container hàng từ Mumbai (Ấn Độ) tới châu Âu phải qua kênh đào Suez, thì trong tương lai, có thể vận chuyển bằng đường sắt từ Dubai (UAE) đến Haifa ở Israel và tới châu Âu, giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm tiền bạc.

Nếu ngày nay, việc vận chuyển một container hàng từ Mumbai (Ấn Độ) tới châu Âu phải qua kênh đào Suez, thì trong tương lai, có thể vận chuyển bằng đường sắt từ Dubai (UAE) đến Haifa ở Israel và tới châu Âu, giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm tiền bạc.

Sáng kiến kết nối hạ tầng từ Ấn Độ qua Trung Đông sang châu Âu mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy thương mại cho Ấn Độ với hai khu vực quan trọng.

EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ và là điểm đến lớn thứ hai cho hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ. Xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ sang các nước thành viên EU đạt khoảng 65 tỷ USD giai đoạn 2021-2022, trong khi nhập khẩu đạt tổng cộng 51,4 tỷ USD. Ấn Độ và EU đã tiến hành đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do (FTA) toàn diện nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai bên.

Trong khi đó, Ấn Độ cũng tăng cường thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư với các quốc gia ở Trung Đông.

Ấn Độ và Ai Cập đã nhất trí thúc đẩy thương mại song phương với mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 12 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Ấn Độ hiện là một trong năm nhà nhập khẩu hàng đầu của Ai Cập, với các mặt hàng gồm dầu thô và khí tự nhiên hóa lỏng, muối, bông, hóa chất vô cơ và hạt có dầu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ sang Ai Cập gồm sợi bông, cà-phê, thảo mộc, thuốc lá, đậu lăng, phụ tùng xe cộ, tàu, thuyền và máy móc điện tử. Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, có hơn 50 công ty của nước này đã đầu tư khoảng 3,15 tỷ USD trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Ai Cập.

Thông qua sáng kiến kết nối khu vực nói trên, Ấn Độ cũng muốn khai thác tiềm năng hợp tác thương mại với Saudi Arabia. Với Saudi Arabia, Ấn Độ đứng thứ hai về khối lượng trao đổi thương mại vào năm 2022, đạt 52,4 tỷ USD. Ngoài ra, Ấn Độ còn có hơn 3.000 công ty sở hữu giấy phép đầu tư vào Saudi Arabia.

Phát biểu tại sự kiện ra mắt Con đường Gia vị, Tổng thống Mỹ J.Biden cho rằng, đây thực sự là một thỏa thuận lớn mang tính lịch sử. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen đánh giá hành lang kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-châu Âu không chỉ là đường sắt hay cáp, mà là "cây cầu xanh và kỹ thuật số" xuyên qua các châu lục và các nền văn minh. Với một thị trường tiềm năng về nguồn lực con người, tài nguyên và cơ sở hạ tầng quan trọng được kết nối, Con đường Gia vị được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự sôi động trong giao thương từ châu Á, sang khu vực Tây Á đến châu Âu.