Cận cảnh máy lọc nước biển thành nước ngọt ở Trường Sa

NDO -

NDĐT - Với công suất 600 lít nước ngọt/ngày, chiếc máy lọc nước biển thành nước ngọt NT-30 đã thực sự trở thành món quà ý nghĩa đối với cán bộ, chiến sĩ cũng như nhân dân tại huyện đảo Trường Sa, đặc biệt là ở thời điểm mùa khô đang kéo dài.

Chiến sĩ uống trực tiếp nước ngọt do thiết bị NT-30 lọc từ nước biển.
Chiến sĩ uống trực tiếp nước ngọt do thiết bị NT-30 lọc từ nước biển.

Nguồn nước ngọt tại các đảo chìm cũng như đảo nổi chủ yếu dựa vào nước mưa. Tuy nhiên, thời gian này đang là mùa khô, nên tại nhiều đảo như Song Tử Tây, Sơn Ca, Trường Sa Đông… đôi khi tới 3-4 tháng không có mưa.

Xuất phát từ thực tế này, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Tư lệnh Hải quân đã phối hợp Tạp chí Trí thức và Phát triển nghiên cứu, phát triển, cho ra đời công trình máy lọc nước NT-30, biến nước biển thành nước ngọt phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các điểm đảo. NDĐT xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh về món quà ý nghĩa này:

Cận cảnh máy lọc nước biển thành nước ngọt ở Trường Sa ảnh 1

Trường Sa Đông là đảo đưa chiếc máy NT-30 đầu tiên vào vận hành. Máy có công suất thực tế 600 lít nước ngọt/ngày, vượt 20% công suất thiết kế, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn 01:2009/BYT, do Bộ Y tế ban hành. Trong ảnh: các chiến sĩ tại Trường Sa Đông đang tiếp nhận thiết bị NT-30 đầu tiên được vận chuyển ra đảo.

Cận cảnh máy lọc nước biển thành nước ngọt ở Trường Sa ảnh 2

Thiết bị sử dụng công nghệ lọc màng đa cấp, với khâu lọc cuối là công nghệ thẩm thấu ngược RO, toàn bộ quá trình lọc được xúc rửa tự động liên tục.

Cận cảnh máy lọc nước biển thành nước ngọt ở Trường Sa ảnh 3

Bảng điều khiển của thiết bị. NT-30 chạy bằng hệ thống năng lượng mặt trời, xuất xứ trong nước, đạt đủ các tiêu chuẩn chất lượng, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Cận cảnh máy lọc nước biển thành nước ngọt ở Trường Sa ảnh 4

Hệ thống pin năng lượng mặt trời vận hành máy, được đặt trên nóc nhà.

Cận cảnh máy lọc nước biển thành nước ngọt ở Trường Sa ảnh 5

Toàn cảnh phòng điều khiển thiết bị NT-30. NT-30 sử dụng giải pháp giám sát từ xa do các kỹ sư phần mềm Việt Nam phát triển. Các thông tin về hoạt động của NT-30 sẽ được thu thập, lưu trữ và truyền về đất liền định kỳ qua hệ thống GPRS. Qua đó, đội ngũ giám sát có thể theo dõi liên tục, kịp thời phát hiện sự cố và hướng dẫn bộ phận vận hành ngoài đảo xử lý.

Cận cảnh máy lọc nước biển thành nước ngọt ở Trường Sa ảnh 6

Bể chứa nước biển được đặt ở vị trí thuận tiện cho việc giám sát, quản lý. Để tăng tuổi thọ và chống lại môi trường khắc nghiệt ở vùng hải đảo, hệ thống bơm của NT-30 sử dụng công nghệ của Đức, có khả năng chống ăn mòn, tự động làm mát, xả cặn, đồng thời tiết kiệm 75% năng lượng tiêu hao so với hệ thống bơm tăng áp thông thường.

Cận cảnh máy lọc nước biển thành nước ngọt ở Trường Sa ảnh 7

Nước ngọt từ máy lọc chảy qua hệ thống máng vào bể chứa trên đảo.

Cận cảnh máy lọc nước biển thành nước ngọt ở Trường Sa ảnh 8

Ngoài việc sử dụng năng lượng sạch, trong quá trình hoạt động, máy không gây ra tiếng ồn, không thải bất cứ thứ gì có hại tới môi trường, qua đó không ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt trên đảo. Trong ảnh: Một chiến sĩ đảo Trường Sa Đông đang kiểm tra bể chứa của thiết bị.

Cận cảnh máy lọc nước biển thành nước ngọt ở Trường Sa ảnh 9

Các chiến sĩ sử dụng nước ngọt lọc từ nước biển để rửa giá đỗ, tăng gia sản xuất.

Cận cảnh máy lọc nước biển thành nước ngọt ở Trường Sa ảnh 10

Với công suất thực tế 600 lít nước ngọt/ngày, NT-30 thực sự là một món quà quý giá, ý nghĩa, góp phần nâng cao đời sống tại các điểm đảo, giúp cán bộ, chiến sĩ tăng cường sức khỏe, chắc tay súng bảo vệ biển trời quê hương.