Trong cuộc họp ngày với Bí thư Thành ủy Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Hiếu và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường, các tổng lãnh sự đã nêu các ưu tiên trong hợp tác các bên cùng với địa phương.
Các bên cũng thảo luận về những cách thức tăng cường hợp tác giữa ba phái đoàn ngoại giao và Cần Thơ để đáp ứng các nhu cầu của thành phố trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh thương mại, năng lượng, biến đổi khí hậu, y tế, công nghệ và giáo dục.
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Susan Burns cho biết: "Sự thành công của Việt Nam cũng chính là thành công chung của sự hợp tác giữa các nước. Đồng thời, ghi nhận vai trò quan trọng của Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực. Sự hợp tác giữa bốn quốc gia sẽ tiếp tục đáp ứng các nhu cầu và ưu tiên của Việt Nam như năng lượng sạch, khả năng chống chịu với khí hậu, nông nghiệp, kinh tế số, tạo thuận lợi cho thương mại, y tế, và giáo dục đại học.
Các Tổng lãnh sự Ono Masuo (Nhật Bản), Susan Burns (Hoa Kỳ) và Sarah Hooper (Australia) gặp gỡ các đại diện tại Cần Thơ. |
“Australia, Nhật Bản và Hoa Kỳ cùng chia sẻ cam kết về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, ổn định và thịnh vượng, nơi tất cả chúng ta đều có thể hợp tác, kinh doanh và phát triển”, Tổng Lãnh sự Australia, Sarah Hooper khẳng định.
Bà Sarah Hooper cũng chia sẻ: "Chúng ta đang tạo ra những đóng góp tích cực vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách mang lại những kết quả thiết thực, đáp ứng những ưu tiên của Việt Nam và khu vực, bao gồm đẩy mạnh Chương trình Nghị sự 2030 và Các mục tiêu phát triển bền vững".
“Nhật Bản đã và đang cung cấp Viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Đại học Cần Thơ từ năm 1969 để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và nghề cá, cũng như ứng phó biến đổi khí hậu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Cần Thơ”, Tổng Lãnh sự Nhật Bản Ono Masuo đóng góp.
Các Tổng lãnh sự cùng thăm trường Đại học Cần Thơ |
Các Tổng lãnh sự cũng đã thăm trường Đại học Cần Thơ để tìm hiểu về các chương trình hợp tác của mỗi nước với Việt Nam tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm, làm sạch môi trường và giáo dục.
Các Tổng lãnh tham dự chuyến đi thuyền trên sông Mekong cùng các nhà sinh thái học hàng đầu để tận mắt thấy những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các cộng đồng địa phương.
Các Tổng lãnh sự Ono Masuo (Nhật Bản), Susan Burns (Hoa Kỳ) và Sarah Hooper (Australia) (từ trái qua phải) đi thuyền trên sông Mekong. |
Chương trình cũng nhắc đến các đề xuất về cách ba quốc gia có thể hỗ trợ Việt Nam và các nước ở hạ lưu sông Mekong thúc đẩy sự ổn định, hòa bình, thịnh vượng, và phát triển bền vững.
Các Tổng lãnh sự cũng tham quan Hệ thống làm sạch sông ngòi “The Interceptor 003”, một sự hợp tác của công ty Coca-Cola Vietnam và tổ chức The Ocean Cleanup, với khả năng thu gom 55 tấn rác thải trên sông Cần Thơ mỗi ngày.