Bảo tồn nghệ thuật đờn ca tài tử Bạc Liêu

Bạc Liêu được xem là quê hương của đờn ca tài tử, sản sinh ra nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ tiền bối; cho ra đời những bản đờn, bài ca bất hủ, gây dựng thành phong trào hùng hậu từ những thập niên đầu của thế kỷ 20. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu được xem là "cha đẻ" của bản cổ nhạc nổi tiếng "Dạ cổ hoài lang".
0:00 / 0:00
0:00
Nghệ nhân Đỗ Văn Trọng (thị xã Giá Rai) truyền nghề cho con cháu.
Nghệ nhân Đỗ Văn Trọng (thị xã Giá Rai) truyền nghề cho con cháu.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Bạc Liêu hiện có gần 70 câu lạc bộ, đội, nhóm sinh hoạt đờn ca tài tử và hơn 500 nghệ nhân, tài tử tham gia hoạt động. Năm 2013, Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Để tiếp sức cho phong trào đờn ca tài tử, Ban Chỉ đạo Đề án tỉnh Bạc Liêu đầu tư trang bị nhạc cụ, dàn âm thanh, hỗ trợ các địa phương mở lớp hướng dẫn đờn ca tài tử cho mọi lứa tuổi và trong nhà trường.

Bảo tồn nghệ thuật đờn ca tài tử Bạc Liêu ảnh 1

Sinh hoạt đờn ca tài tử tại xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình.

Bảo tồn nghệ thuật đờn ca tài tử Bạc Liêu ảnh 2

Nhóm dạy đờn ca tài tử của Nghệ nhân Ưu tú Đặng Văn Sử, TP Bạc Liêu.

Bảo tồn nghệ thuật đờn ca tài tử Bạc Liêu ảnh 3

Khu tưởng niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu tại TP Bạc Liêu.