Phóng viên: Xin đồng chí khái quát kế hoạch hành động của Tỉnh ủy Lào Cai về thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW?
Đồng chí Đặng Xuân Phong: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW đã được thảo luận kỹ lưỡng và ban hành, trong đó xác định: Đến năm 2030, Lào Cai xác định 39 mục tiêu cụ thể, nhiều hơn 3 mục tiêu so với Nghị quyết 42, thuộc 9 nhóm vấn đề; định lượng phấn đấu của các mục tiêu được xây dựng bảo đảm phù hợp với các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đó là:
Bảo đảm 100% người có công và gia đình người có công với cách mạng được chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, có mức sống từ trung bình khá trở lên so với mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Tỷ lệ thất nghiệp chung duy trì khoảng 1,2%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt hơn 45%.
Tỷ lệ hộ gia đình chăm sóc trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định đạt 100%; bảo đảm mức sống tối thiểu cho người hoàn cảnh khó khăn; trợ cấp xã hội cho hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo.
Xây dựng được ít nhất 7.600 căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp; xóa bỏ tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh đạt 27,7m2 sàn/người.
Tỷ lệ tối thiểu người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa đạt 75%; tỷ lệ tối thiểu các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa đạt 80%...
Phóng viên: Trong Chương trình hành động có điểm nhấn “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, không ai bị bỏ lại phía sau”, Lào Cai sẽ thực hiện định hướng này như thế nào, thưa đồng chí Bí thư?
Đồng chí Đặng Xuân Phong: Lào Cai xây dựng hệ thống chính sách xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và công bằng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; tạo cơ hội cho nhân dân, nhất là người nghèo, người hoàn cảnh khó khăn, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin.
Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế gắn với việc làm bền vững; nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Thời gian qua, công tác an sinh xã hội luôn được tỉnh Lào Cai quan tâm, triển khai đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ. Chính sách ưu đãi và tôn vinh đối với người có công với cách mạng được chú trọng, thực hiện tốt, tính đến nay đã có khoảng 99% người có công hưởng trợ cấp có mức sống trung bình trở lên so với mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú; công tác giảm nghèo được đầu tư trọng tâm, trọng điểm, tỷ lệ giảm nghèo bình quân giảm trên 5%/năm vượt chỉ tiêu các kỳ Đại hội…
Phóng viên: Lào Cai thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Đặng Xuân Phong: Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 25.000 hồ sơ người có công với cách mạng; hơn 13.000 hộ người có công, trong đó hưởng trợ cấp hằng tháng hơn 3.000 người.
Trong 10 năm (2013-2023), ngân sách nhà nước chi ưu đãi người có công đều tăng qua các năm. Công tác xác nhận hồ sơ được bảo đảm đúng về điều kiện, trình tự, thủ tục hồ sơ theo quy định tại các văn bản hiện hành.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong thăm, tặng quà Tết Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Hòa, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai đầu năm 2023. (Ảnh: HỮU HUỲNH) |
Mỗi năm, tỉnh Lào Cai thực hiện cấp gần 17.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, quân nhân, cựu chiến binh, thanh niên xung phong; 100% người có công đến niên hạn được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình.
Phong trào vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” luôn nhận được sự quan tâm đóng góp của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội và cá nhân trong và ngoài tỉnh, nhờ đó giai đoạn 2013-2023, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” các cấp đã huy động được gần 55,5 tỷ đồng. Nguồn quỹ được quản lý, sử dụng hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở cho người có công, thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống...
Mỗi năm, tỉnh Lào Cai thực hiện cấp gần 17.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, quân nhân, cựu chiến binh, thanh niên xung phong; 100% người có công đến niên hạn được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình.
Kết hợp giữa nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương tỉnh Lào Cai đã xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở đối với người có công và đã hoàn thành việc hỗ trợ cho 2.680 hộ, kinh phí thực hiện hơn 96 tỷ đồng. Từ nguồn ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” trong giai đoạn từ 2013-2023, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm nhà ở cho 1.024 hộ gia đình người có công, kinh phí hơn 36,5 tỷ đồng.
Đến nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ còn hơn 900 hộ có khó khăn về nhà ở cần hỗ trợ. Trong những năm tiếp theo tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục quan tâm thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công. Phấn đấu trước tháng 9/2025 sẽ hoàn thành hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100% hộ trên địa bàn...
Phóng viên: Xin đồng chí chia sẻ bài học trong thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững, gắn với thực hiện các chính sách đặc thù của tỉnh Lào Cai - địa phương được đánh giá đã rất quyết liệt, sáng tạo và sớm trong thực hiện chính sách giảm nghèo là gì?
Đồng chí Đặng Xuân Phong: Bài học trong thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững, gắn với thực hiện các chính sách đặc thù của tỉnh Lào Cai đó là tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao nhất, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy; sự chủ động, tích cực, đồng hành, phối hợp chặt chẽ của HĐND tỉnh và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt của UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp…
Bài học trong thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững, gắn với thực hiện các chính sách đặc thù của tỉnh Lào Cai đó là tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao nhất, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy; sự chủ động, tích cực, đồng hành, phối hợp chặt chẽ của HĐND tỉnh và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt của UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp…
Đồng chí Đặng Xuân Phong
Tỉnh ủy đã chỉ đạo rà soát, xây dựng và ban hành các Đề án trọng tâm, Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nội dung, các chương trình có trọng tâm, trọng điểm như Đề án số 05 về huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025; Đề án số 10 về giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025,...
Kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở cả ba cấp rất kịp thời theo hướng dẫn của Trung ương;...
Đồng thời, Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy chịu trách nhiệm giúp đỡ đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh trong phát triển kinh tế, xã hội; phân công nhiệm vụ cho mỗi đồng chí là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị giúp 1 xã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia…
Phóng viên: Điểm nhấn trong Chương trình hành động là “Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý nghiêm minh hành vi trục lợi chính sách, vi phạm pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội”. Đồng chí có thể nói rõ hơn về vấn đề này?
Đồng chí Đặng Xuân Phong: Hiện nay quản lý nhà nước về các chính sách an sinh xã hội thuộc nhiều ngành, trên nhiều lĩnh vực, ở các cấp chính quyền, các chính sách trợ giúp được ban hành ở nhiều giai đoạn khác nhau, áp dụng cho nhiều nhóm đối tượng, cho nên dễ phát sinh chồng chéo, trùng đối tượng, gây khó khăn cho việc quản lý chính sách an sinh xã hội và đối tượng thụ hưởng các chính sách đó. Do vậy, quan tâm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện chính sách xã hội hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng.
Tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, góp phần bảo đảm việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội được tổ chức chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương, nghiêm minh. Đồng thời phát hiện những chính sách không còn phù hợp, những quy định pháp luật bất cập, khó khăn trong triển khai thực hiện tại địa phương, để kịp thời bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ.
Các cấp ủy, chính quyền phải nâng cao trách nhiệm, xác định nhiệm vụ quan tâm toàn diện, đổi mới, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội là một trong các mục tiêu của sự phát triển; là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, xuyên suốt; kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế với công tác bảo đảm toàn diện về an sinh xã hội…
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội, cấp ủy, chính quyền cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời điều chỉnh, bổ sung việc thực hiện chính sách trên địa bàn, bảo đảm chính sách phải tới tay người thụ hưởng, không để lãng phí, tiêu cực xảy ra.
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội, cấp ủy, chính quyền cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời điều chỉnh, bổ sung việc thực hiện chính sách trên địa bàn, bảo đảm chính sách phải tới tay người thụ hưởng, không để lãng phí, tiêu cực xảy ra.
Đồng chí Đặng Xuân Phong
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 42-QĐ/TW của Tỉnh ủy Lào Cai đặc biệt nhấn mạnh vai trò của HĐND các cấp trong giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật và các nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách an sinh xã hội; vai trò giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội, hội quần chúng trong thực hiện chính sách xã hội tại địa phương.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!