Tham gia chương trình có đồng chí H’Lim Niê, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thường trực Huyện ủy Krông Bông và cán bộ ngành Tuyên giáo các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.
Các đại biểu thắp hương tại các phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Krông Bông. |
Đây là hoạt động đặc biệt ý nghĩa nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, thực hiện tốt công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước, nhớ nguồn”; tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng trong mỗi cán bộ, đảng viên, đồng thời cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động ngành Tuyên giáo tiếp tục nỗ lực phấn đấu, tăng cường tính chủ động, tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính hiệu quả của công tác chính trị tư tưởng trong tình hình mới. Ngoài ra, đây cũng là dịp để các cán bộ ngành Tuyên giáo giao lưu, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết để cùng học hỏi và giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực công tác.
Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu đã đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Krông Bông; dâng hương, dâng hoa tại Nhà Tưởng niệm Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Y Ơn Niê ở buôn Đắk Tuôr, xã Cư Pui; thăm địa điểm đứng chân của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965-1975 tại suối Ea H’Mun, buôn Đắk Tuôr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông.
Tại địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ III thuộc Di tích lịch sử quốc gia Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975), các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống 93 năm ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. |
Tại địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ III thuộc Di tích lịch sử quốc gia Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975), các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống 93 năm ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đối với ngành Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, trải qua gần 80 năm xây dựng và trưởng thành, từ con số rất ít cán bộ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Mặt trận Việt Minh những ngày sau Cách mạng Tháng Tám, đến nay, tổ chức, lực lượng làm công tác tư tưởng, Tuyên giáo của tỉnh đã có những bước phát triển về mọi mặt. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk hiện có 31 cán bộ, công chức, chuyên viên; 19 Ban Tuyên giáo, Tuyên huấn các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy có gần 120 cán bộ, công chức, chuyên viên.
Ở cấp cơ sở, tất cả 184 xã, phường, thị trấn đều có cán bộ phụ trách công tác Tuyên giáo. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ tỉnh đến cơ sở có gần 4.500 người cùng hơn 370 cộng tác viên dư luận xã hội.
Các đại biểu trồng cây lưu niệm tại bia tưởng niệm |
Bên cạnh đó, hệ thống đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của tỉnh cùng các cơ quan báo chí địa phương; các cơ quan khối tư tưởng, văn hóa, khoa giáo từ tỉnh đến cơ sở đã tạo thành “binh chủng” lớn mạnh, là lực lượng góp phần quan trọng cùng với ngành Tuyên giáo đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Phó Trưởng Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk Huỳnh Chiến Thắng cho biết, công tác Tuyên giáo trong sự nghiệp cách mạng của Đảng có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động ngành Tuyên giáo là ra sức phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Ngành Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp với các cơ quan trao tặng 76 suất quà, thể hiện tấm lòng tri ân đối với các gia đình có công với cách mạng trên địa bàn xã Cư Pui. |
Nhân dịp này, ngành Tuyên giáo tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các cơ quan đã trao tặng 76 suất quà, thể hiện tấm lòng tri ân đối với các gia đình có công với cách mạng trên địa bàn xã Cư Pui.