Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão trong 12 giờ tới

NDO -

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. (Nguồn: kttv.gov.vn)
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. (Nguồn: kttv.gov.vn)

Hồi 16 giờ ngày 10-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,3 độ vĩ bắc; 113,0 độ kinh đông, cách Quảng Nam khoảng 500 km, cách Quảng Ngãi khoảng 520 km, cách Bình Định khoảng 420 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 4 giờ ngày 11-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ vĩ bắc; 110,5 độ kinh đông, cách Quảng Nam khoảng 550 km, cách Quảng Ngãi khoảng 460 km, cách Bình Định khoảng 430 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 16 giờ ngày 11-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 108,5 độ kinh đông, trên đất liền ven biển các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): phía bắc vĩ tuyến 12,5 độ vĩ bắc; phía Tây kinh tuyến 115,0 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Cảnh báo gió mạnh trên biển: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, ở khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10; biển động rất mạnh. Từ sáng sớm mai, 11-10, ở vùng biển các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; biển động rất mạnh.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh. Ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Đà Nẵng có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9; biển động.  

Cảnh báo mưa lớn trên đất liền: Từ nay đến ngày 13-10, ở các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có mưa rất to, có nơi đặc biệt to với tổng lượng mưa phổ biến ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam từ 500-700mm, có nơi hơn 700mm; các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi từ 400-600mm; các tỉnh Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên từ 300-500mm. Ở nam Hà Tĩnh và khu vực Bắc Tây Nguyên từ 200-300mm. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

* Hồi 13 giờ ngày 10-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,2 độ vĩ bắc; 113,5 độ kinh đông, cách Quảng Nam khoảng 550 km, cách Quảng Ngãi khoảng 520 km, cách Bình Định khoảng 470 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km. Đến 13 giờ ngày 11-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,0 độ vĩ bắc; 109,2 độ kinh đông, ngay trên vùng biển ven bờ các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): phía bắc vĩ tuyến 12,5 độ vĩ bắc; phía tây kinh tuyến 115,0 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15 km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.

Cảnh báo gió mạnh trên biển: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, ở khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10; biển động rất mạnh. Từ ngày mai, 11-10, ở vùng biển các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; biển động rất mạnh.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh. Ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Đà Nẵng có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9; biển động.

Cảnh báo mưa lớn trên đất liền: Từ ngày 11 đến 13-10, ở các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có mưa rất to, có nơi đặc biệt to với tổng lượng mưa phổ biến ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam từ 500-700mm, có nơi hơn 1.000mm; các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi từ 400-600mm; các tỉnh Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên từ 300-500mm. Ở n Hà Tĩnh và khu vực bắc Tây Nguyên từ 200-300mm. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

* Hồi 10 giờ ngày 10-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,6 độ vĩ bắc; 114,0 độ kinh đông, cách Quảng Nam khoảng 640 km, cách Quảng Ngãi khoảng 560 km, cách Bình Định khoảng 530 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 10 giờ ngày 11-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,4 độ vĩ bắc; 110,0 độ kinh đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão kết hợp với gió mùa đông bắc, ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao 3-5m; biển động rất mạnh.    

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): phía bắc vĩ tuyến 12,0 độ vĩ bắc; phía Tây kinh tuyến 115,5 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15 km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

* Hồi 7 giờ ngày 10-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,5 độ vĩ bắc; 114,3 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh từ cấp 6 trở lên khoảng 80 km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 11-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,3 độ vĩ bắc; 110,5 độ kinh đông, trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 5, vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 9; sóng biển cao 2,0-3,5m; biển động mạnh.     

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): phía bắc vĩ tuyến 12,0 độ vĩ bắc; phía tây kinh tuyến 115,5 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15 km, có khả năng đi vào đất liền các tỉnh Trung Bộ và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

* Hồi 1 giờ ngày 10-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,3 độ vĩ bắc; 114,7 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 230 km về phía bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh từ cấp 6 trở lên khoảng 80 km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 1 giờ ngày 11-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,8 độ vĩ bắc; 112,5 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh Bình Định - Khánh Hòa khoảng 350 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/giờ), giật cấp 9.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, ở khu vực phía bắc của biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 5, vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 9; sóng biển cao 2,0-3,5m; biển động mạnh. 

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): phía bắc vĩ tuyến 12,0 độ vĩ bắc; phía đông kinh tuyến 111,5 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15 km và có khả năng mạnh thêm.