[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới

[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới

NDO - Xưởng may nhỏ của Kymviet không một tiếng người. Chỉ có thanh âm kỳ cạch của máy may, tiếng sột soạt của vải vụn. Nhưng chính từ "phân xưởng" kỳ lạ ấy, những chú Rồng thổ cẩm nhồi bông đặc biệt đã được tạo nên, sẵn sàng cho năm Giáp Thìn sắp tới.
[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 1
Nằm nép mình trong con phố nhỏ tại khu vực quận Hà Đông (Hà Nội), xưởng may Kymviet là nơi làm việc của cộng đồng những người khuyết tật, trong đó đa số là người khiếm thính bẩm sinh.
[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 2
Anh Phạm Việt Hoài, CEO của Kymviet cũng là một người khuyết tật. Anh tâm sự: Lý do anh thành lập xưởng may "không tiếng người" này là là bởi anh nhận ra, cộng đồng người khuyết tật vẫn còn loay hoay, vất vả trong lúc tìm việc.
[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 3
Theo thông lệ, cứ tới dịp gần Tết cổ truyền, những thợ may "không thể nói" tại Kymviet sẽ cho xuất xưởng sản phẩm tượng trưng là linh vật của năm mới. Năm nay, sản phẩm chính là những chú thú nhồi bông hình rồng.
[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 4
Mẫu rồng "đặc biệt" nhất trưng bày tại Kymviet có lớp ngoài bằng lụa và thổ cẩm, kết hợp cùng nhiều chất liệu truyền thống khác. Để "tạo hình", nhóm thiết kế đã nghiên cứu, chắt lọc các đường nét, họa tiết Rồng trong truyền thống rồi kết hợp với nhau một cách tinh tế.
[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 5
Viên ngọc bên trong miệng Rồng được dát vàng, tượng trưng cho ước vọng may mắn, tài lộc. Mẫu Rồng này cũng đã được Kymviet tặng cho công nương Kiko trong chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 9/2023. "Hiện tại, chú rồng này đang được trưng bày ở trong phòng khách của Hoàng Gia Nhật. Thông qua những sản phẩm thủ công này, chúng tôi hy vọng bạn bè quốc tế sẽ hiểu văn hóa Việt Nam, tinh thần, giá trị con người Việt Nam", anh Hoài nói.
[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 6
Năm nay, xưởng may của những người khiếm thính cũng cho ra mắt sản phẩm Rồng thổ cẩm với kích cỡ nhỏ để phục vụ những người có nhu cầu.
[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 7

"Chúng tôi chuẩn bị tạo hình từ khoảng tháng 6/2023. Để hoàn thành một chú rồng, sẽ mất khoảng vài ngày", một công nhân trong xưởng nói bằng ngôn ngữ ký hiệu.

[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 8

Một vài mẫu sản phẩm được trưng bày tại Kymviet.

[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 9

Nữ công nhân là lại các chi tiết nhỏ của Rồng trước khi may ghép.

[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 10

Vây rồng được làm riêng tại khu vực may cắt.

[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 11
"Thợ may" chính là những người khiếm thính. Họ dồn tất cả tâm huyết của mình vào từng đường nét của sản phẩm.
[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 12
Cận cảnh mẫu thú bông hình Rồng phục vụ cho Tết Nguyên đán sắp tới.
[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 13
Bên cạnh thú nhồi bông, năm nay, xưởng may của anh Hoài cũng cho ra mắt sản phầm đồng hồ có biểu tượng Rồng dựa trên nguyên mẫu linh vật thêu trên long bào đời Nguyễn. Tất cả được in và được xử lý bền, không bị cong vênh.
[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 14

Họa sĩ thiết kế Nguyễn Việt Dũng hướng dẫn các công nhân "đặc biệt" lắp ráp hoàn thiện sản phẩm.

[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 15
Cận cảnh sản phẩm đồng hồ của Kymviet.
[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 16
Cận cảnh sản phẩm đồng hồ hình rồng của Kymviet.
[Ảnh] Xưởng may biến vải vụn sản phẩm hình Rồng chào năm mới ảnh 17

"Bản thân tôi cũng là một người khuyết tật, tôi hiểu cộng đồng người khuyết tật vất vả thế nào trong cuộc sống. Thông qua những sản phẩm nhỏ bé này, chúng tôi mong muốn xã hội hãy nhìn người khuyết tật theo một góc nhìn khác", anh Hoài tâm sự.

back to top