Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva (21/7/1954 - 21/7/2024), Bộ Ngoại giao phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm "Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam".
Triển lãm giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu nhằm giúp khách tham quan có cái nhìn khái quát về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva. Triển lãm gồm ba phần:
Phần 1: Bối cảnh trước Hội nghị Geneva
Phần 2: Diễn biến, kết quả của hội nghị và đấu tranh thi hành Hiệp định Geneva
Phần 3: Thống nhất, đổi mới và phát triển đất nước
Triển lãm giúp công chúng, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ, đầy đủ và sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội), từ ngày 15/7 đến ngày 5/9/2024.
Một số hình ảnh trong lễ khai mạc triển lãm:
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. |
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các đại biểu trao đổi về cuốn sách ảnh “Hiệp định Geneva 1954 - Dấu mốc lịch sử của cách mạng Việt Nam”. Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Bộ trưởng cho biết: Cuốn sách này tập hợp hơn 250 bức ảnh và tư liệu liên quan quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva được sưu tầm từ nguồn lưu trữ của Bộ Ngoại giao và nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. |
Các đại biểu tham quan triển lãm. |
Album tập hợp các bài báo phản ánh cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Đại biểu nhân dân Pháp tặng phái đoàn Việt Nam tại Geneva năm 1954. (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử quốc gia) |
Bản tin về Hội nghị Geneva. |
Bản tin về Hội nghị Geneva. |
Các đại biểu, công chúng chụp ảnh kỷ niệm tại triển lãm. |
Hội nghị Geneva là hội nghị quốc tế đa phương lớn hội tụ sự tham dự của các cường quốc trên thế giới. Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, việc ký kết Hiệp định Geneva đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, mở ra cục diện chiến lược mới của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam nhằm thực hiện trọn vẹn mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Qua đó, không chỉ khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và yêu chuộng hòa bình, mà còn thể hiện trí tuệ, bản lĩnh và cốt cách của một dân tộc hòa hiếu có bề dày hàng nghìn năm văn hiến với ý chí quật cường bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.