[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội

[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội

NDO - Đến đoạn chảy ngầm từ hồ Thành Công chạy ra mương Hào Nam, cống ngầm Hà Nội phình to ra như một căn phòng rộng chừng 30m2. Nhưng "căn phòng" ấy lại luôn đặc quánh mùi khí độc, bùn ngập tới gối và vô cùng ngột ngạt. Một ngày theo chân "thợ cống" đủ khiến chúng tôi thấu hiểu phần nào nỗi vất vả, khó khăn mà họ đối mặt, đặc biệt khi mùa mưa đã đến.
[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 1
9 giờ sáng, tổ công nhân của Xí nghiệp Thi công cơ giới xây lắp thuộc Công ty Thoát nước Hà Nội (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) đã có mặt tại nút giao Láng Hạ-Thái Hà để chuẩn bị một ngày làm việc bình thường của mình.
[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 2
Lúc này, nhiệt độ ngoài trời đã lên tới gần 40 độ C. Hơi nóng hầm hập khiến mặt đường bỏng ran. Sau khi mở nắp cống, đợi khí độc bay hơi phần nào, các công nhân cống ngầm sẽ trực tiếp xuống "thế giới khác dưới lòng đất" để làm nhiệm vụ.
[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 3

Một chiếc thang sắt sẽ được bắc từ trên mặt đường xuống lòng cống. Men theo đây, các công nhân sẽ tụt xuống để làm nhiệm vụ. Thế giới bỗng "thu nhỏ" lại khi bầu trời chỉ còn hiện lên qua ô cống tròn nhỏ nhoi...

[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 4
Trị (bên phải) là một công nhân "lão thành" của Xí nghiệp. Bên cạnh anh là Hiếu, người mới vào Xí nghiệp được tròn 2 tháng. Hiếu cũng là nhân sự trẻ nhất đang thực hiện công việc đặc biệt này.
[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 5
Sau khi xuống lòng cống sâu khoảng 3m so với mặt đường, nhóm 2 người bắt đầu làm việc. Lúc này, cả 2 phải dìm đầu hút xuống sâu tận đáy bùn để có thể nạo vét được lượng phế thải, tạp chất lắng sâu bên dưới.
[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 6

"Trên đầu thì nắng, dưới cống lại càng ngột ngạt hơn. Mùi rác, khí độc hại lừng lên tứ bề. Những ngày đầu đi làm về, tôi luôn cảm thấy mệt mỏi. Nhưng lâu dần cũng quen", anh Trị vừa làm vừa nói.

[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 7

Tại đoạn cống dưới chân Trung tâm chiếu phim Quốc gia, lòng cống phình to ra như một căn phòng rộng chừng 30m2, trước khi chia làm 2 ngả chạy về mương thoát nước Thái Hà. Ngày hôm nay, tổ của Trị sẽ phải nạo vét trên tuyến dài chừng 500m. Bước vào mùa mưa, nhiệm vụ của tổ càng trở nên quan trọng hơn nhằm giúp dòng chảy được thanh thải, bảo đảm khi mưa lớn xảy ra, nước có thể thoát nhanh chóng nhất về các điểm hạ lưu, từ đó chống úng ngập và úng ngập cục bộ cho Hà Nội.

[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 8
"Thợ già" và "lính mới" dầm mình dưới nước đen. Phía dưới, bùn, phế thải đã ngập quá đầu gối người.
[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 9
Bước chân xuống lòng cống ngầm, chúng tôi cảm giác như lạc vào một thế giới khác.
[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 10
Hiếu, công nhân trẻ nhất của Xí nghiệp Thi công cơ giới xây lắp thuộc Công ty Thoát nước Hà Nội mướt mải mồ hôi chỉ sau 30 phút làm việc. Bộ quần áo bảo hộ dày cộp càng khiến cho người công nhân mất sức nhanh hơn. Nhưng cậu bảo, còn bùn thì em vẫn phải làm bởi mùa mưa bão đã đến rồi.
[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 11
Làm việc trong môi trường "ngầm" thiếu sáng, Hiếu phải trang bị cả đèn đội đầu để có thể nhìn rõ mọi thứ chung quanh.
[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 12
Sau khi hút đủ bùn, phần bã sẽ được giữ lại trong xe hút phía trên. Phần nước sẽ được xả lại trong lòng cống. "Lực đẩy nước lúc này rất lớn, chỉ cần không vững thế đứng là chúng tôi có thể ngã nhào", anh Trị vừa làm vừa nói to, tiếng vọng ông ông vang trong lòng cống.
[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 13
Lòng cống này chỉ cao chừng 1m, vừa đủ một người lớn khom lưng chui lọt. Những người thợ phải vào tận bên trong để có thể nạo vét. Anh Trị cho hay, dù hiện nay, thiết bị cơ giới đã giúp cánh công nhân rất nhiều, nhưng với địa hình phức tạp, sức người vẫn đóng vai trò then chốt.
[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 14
Theo ông Nguyễn Thành Dương, Phó Giám đốc Xí nghiệp Thi công cơ giới xây lắp thuộc Công ty Thoát nước Hà Nội, một ê-kíp làm việc trung bình sẽ có từ 10-12 công nhân, 1 xe hút, 1 xe phản lực, 3 xe téc và 1 xe nước. Thiết bị hiện đại nhất được Chính phủ và nhân dân Nhật Bản viện trợ là hệ thống máy bơm phản lực để phá tan bùn lắng đọng dưới cống ngầm. Tuy nhiên hệ thống máy móc có hiện đại đến mấy vẫn cần đến sự tham gia sức lao động của công nhân.
[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 15

"Sự vất vả của anh em công nhân sẽ đỡ hơn nhiều nếu ý thức của người dân được cải thiện, dưới lòng cống vô cùng nhiều rác thải, đặc biệt là túi ni-lông. Anh em công nhân bắt buộc phải lội xuống miệng hố gas với độ sâu khoảng 2-3m dưới mặt đường để làm việc", ông Dương thông tin thêm.

[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 16

Cũng theo chia sẻ của ông Dương, nhiều đoạn cống ngầm trước một số khu phố có nhiều nhà hàng, khách sạn, công trường xây dựng hoặc chợ dân sinh, anh em làm việc còn vất vả hơn. Lúc này, máy móc hiện đại cũng không thể hỗ trợ do lượng mỡ thải từ nhà hàng, khách sạn thải ra theo đường nước lắng đọng và đóng băng trong cống ngầm không thể phá bằng máy hút mà phải dùng xẻng để đục từng tảng nhỏ mới khơi thông được cống.

[Ảnh] Một ngày "đội nắng, hút bùn" của công nhân vệ sinh cống ngầm Hà Nội ảnh 17

Hai thế hệ "tre già" và "măng non" trong "thế giới ngầm' dưới lòng Hà Nội.

back to top