Các phạm nhân đang chấp hành án tại Trại tạm giam số 1 Công an thành phố Hà Nội tham gia lớp đào tạo nghề điện dân dụng (Ảnh: Thủy Nguyên).
Các phạm nhân đang chấp hành án tại Trại tạm giam số 1 Công an thành phố Hà Nội tham gia lớp đào tạo nghề điện dân dụng (Ảnh: Thủy Nguyên).

[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội

NDO - Trại tạm giam số 1 và Trại tạm giam số 2 là hai đơn vị nghiệp vụ của Công an thành phố Hà Nội giữ chức năng quản lý, giam giữ và giáo dục gần 6.000 can phạm nhân với nhiều tội danh khác nhau. Bên trong hai cơ sở giam giữ lớn nhất của Công an thành phố là cả một thế giới thu nhỏ với hàng nghìn con người vì lỗi lầm, phạm pháp mà bị hạn chế quyền công dân.

Hiện nay, các cơ sở giam giữ thuộc Công an thành phố đang quản lý, giam giữ 6.976 can, phạm nhân (Trại tạm giam số 1: 3.669 người; Trại tạm giam số 2: 2.225 người; Nhà tạm giữ Công an cấp huyện: 1.088 người).

Trong đó, hai Trại tạm giam số 1 và số 2 vừa giữ chức năng, nhiệm vụ quản lý tạm giữ, tạm giam vừa được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Thi hành án hình sự 2019.

Bằng sự nỗ lực của tập thể cán bộ, chiến sĩ thuộc Trại tạm giam số 1 và số 2 nói riêng, các cơ sở giam giữ của Công an thành phố nói chung, môi trường giáo dục và cải tạo can phạm nhân tại Hà Nội từng bước được nâng cao, khẳng định tính ưu việt của chế độ ta trong công tác bảo đảm, bảo vệ quyền con người.

[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 2
Cán bộ quản giáo Trại tạm giam số 1 tiến hành kiểm tra buồng giam, giữ thường xuyên để ngăn ngừa người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm các nội quy giam giữ. (Ảnh: Thủy Nguyên)
[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 3

Can phạm là phụ nữ được bố trí khu vực giam giữ riêng theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và Luật Thi hành án hình sự. (Ảnh: Thủy Nguyên)

[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 4

Các nữ cán bộ quản giáo trực tiếp tham gia nhiệm vụ quản lý, giáo dục, kiểm tra tại khu vực dành cho can phạm nữ. Điều này nhằm bảo đảm quyền phụ nữ và phòng tránh các hành vi xâm hại. (Ảnh: Thủy Nguyên)

[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 5
Người bị tạm giữ, tạm giam được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau, thịt, cá, đường, muối, nước chấm, bột ngọt, chất đốt, điện, nước sinh hoạt theo quy định. Các loại lương thực, thực phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm vệ sinh an toàn, do đó đến nay không xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giam giữ thuộc Công an thành phố. (Ảnh: Thủy Nguyên)
[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 6
Các cơ sở giam giữ đều được tổ chức bếp ăn và trang cấp các dụng cụ cần thiết cho việc bảo quản lương thực, thực phẩm, nấu ăn, nước uống. (Ảnh: Thủy Nguyên)
[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 7

Sau khi chế biến, cơm và đồ ăn được chia theo khẩu phần tiêu chuẩn. Ngoài ra, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng tiền gửi lưu ký để mua đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt của họ bằng hình thức ký sổ. (Ảnh: Thủy Nguyên)

[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 8

Bệnh nhân là người bị tạm giữ, tạm giam được khám và điều trị tại bệnh xá của trại tạm giam. (Ảnh: Thủy Nguyên)

[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 9

Hiện nay, Công an thành phố đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Hà Đông xây dựng và đưa vào sử dụng một khu khám, điều trị bệnh dành riêng cho can phạm, phạm nhân mắc bệnh vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá trại tạm giam. (Ảnh: Thủy Nguyên)

[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 10

Thuốc chữa bệnh của người bị tạm giữ, tạm giam được niêm yết công khai trên tủ thuốc của bệnh xá. Theo quy định hiện nay, tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam được cấp tương đương 2kg gạo tẻ loại trung bình/1 người/1 tháng. (Ảnh: Thủy Nguyên)

[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 11
Trong giai đoạn 2018-2023, các cơ sở giam giữ thuộc Công an thành phố đã tổ chức 6.578 lượt người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp người bào chữa, luật sư. (Ảnh: Thủy Nguyên)
[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 12
Công an thành phố Hà Nội tiến hành xây dựng, đưa vào sử dụng Trung tâm thẩm vấn có ghi âm, ghi hình có âm thanh của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội. (Ảnh: Thủy Nguyên)
[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 13
Để chuẩn bị công tác tái hòa nhập cho phạm nhân, Trại tạm giam số 1 Công an thành Phố Hà Nội hợp tác với Trường cao đẳng Điện tử-Điện lạnh Hà Nội tổ chức lớp học nghề điện dân dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù tại cơ sở (Ảnh: Thủy Nguyên)
[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 14

Đây là lớp học nghề đầu tiên được tổ chức tại Trại tạm giam số 1 Công an thành phố Hà Nội. Sau khi kết thúc khóa học 300 giờ, các phạm nhân sẽ được cấp chứng chỉ nghề sơ cấp (Ảnh: Thủy Nguyên).

[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 15

Các học viên của lớp học nghề đều là phạm nhân sắp mãn hạn tù, có thành tích cải tạo tốt (Ảnh: Thủy Nguyên).

[Ảnh] Cuộc sống phía sau song sắt tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội ảnh 16

Tại các cơ sở giam giữ của Công an thành phố Hà Nội, người bị tạm giữ, tạm giam được thăm gặp thân nhân theo quy định tại Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam. Nhà nước nghiêm cấm các hành vi cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan. (Ảnh: Thủy Nguyên)

back to top