Thông tin lan truyền
Ngày 1/5, Thống đốc vùng Kursk, ông Roman Starovoit cho biết một cây cầu đường sắt ở địa phương đã bị hư hỏng nặng trên một tuyến đường dành cho các đoàn tàu chở hàng. Phát biểu trong một video đăng tải trên kênh Telegram cá nhân, ông Starovoit gọi vụ việc này là một hành động phá hoại.
Trên mạng xã hội sau đó đã lan truyền một bức ảnh chụp một cây cầu đường sắt đổ sập xuống nước, với chú thích cho rằng đây là cây cầu ở vùng Kursk của Nga, sát biên giới Ukraine.
Kiểm chứng
Kết quả tìm kiếm ngược trên Google cho thấy bức ảnh này đã từng xuất hiện trong một bản tin hồi tháng 6/2020, nói về một cây cầu đường sắt kết nối vùng Murmansk với các vùng khác của Nga bị sập.
Hình ảnh này cũng đã được đăng tải bởi đơn vị cứu hộ khẩn cấp vùng Murmansk ngày 1/6/2020. Theo cơ quan này, tuyết rơi dày và mực nước dâng cao đã làm hư hại trụ cầu khiến một phần cây cầu sụp đổ.
Thông tin và hình ảnh về cây cầu đường sắt bị sập mới đây ở vùng Kursk đã được nhà chức trách địa phương đăng tải trên tài khoản Telegram chính thức của vùng, cũng như trên nền tảng mạng xã hội OK.ru.
Khẳng định
Hình ảnh cây cầu đường sắt đổ sập xuống nước lan truyền trên mạng xã hội những ngày vừa qua không phải mới được chụp năm 2022. Bức ảnh này đã xuất hiện từ tháng 6/2020 và được đăng tải bởi đơn vị cứu hộ khẩn cấp vùng Murmansk (Nga) về một cây cầu ở địa phương bị sập do mực nước dâng cao khiến trụ cầu bị xói mòn.
- Đoạn video quay cảnh tập trận của Na Uy năm 2013, không phải vụ nổ soái hạm Moskva của Nga
- Những chuyện không có thật lan truyền trên mạng xã hội tuần này
- Bức ảnh tàu hải quân Iran bốc cháy năm 2021 bị chú thích sai thành soái hạm Moskva của Nga
- Sự thật đằng sau clip "cô bé dũng cảm đối đầu với lính Nga"
- Sự thật về bức ảnh đôi trẻ người Nga và Ukraine khoác quốc kỳ, tựa đầu vào nhau