Gần dân, hiểu dân để chăm lo cho dân

Gần dân, hiểu dân để chăm lo cho dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của người dân”; “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Nhiều năm qua, đảng bộ, chính quyền xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã tập trung chăm lo cho dân với nhiều cách làm sáng tạo, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn thành nơi đáng sống.
Các đối tượng tham gia đánh bạc.

An Giang: Khởi tố 30 bị can liên quan vụ đánh bạc quy mô lớn

Ngày 24/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang tống đạt các quyết định khởi tố liên quan vụ đánh bạc ở xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang gồm 30 bị can, Công an tỉnh bắt tạm giam 26 bị can; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 4 bị can cùng về các hành vi “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc”.
Ngư dân đặt lưới bắt cá ven triền sông Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Mùa làm cá mắm ở An Giang

Cuối tháng 9 hằng năm, nước tràn vào đồng là lúc ngư dân, lái cá, các cơ sở làm mắm, chế biến nước mắm cá tại An Giang lại tất bật chuẩn bị một mùa đánh bắt, chế biến cá tự nhiên. Cả 11 huyện, thị xã, thành phố ở An Giang đều có cơ sở làm nghề cá như ủ mắm, nước mắm (nước chấm).
Trao Giấy khen Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc cho các tập thể và cá nhân có thành tích nổi bật trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa phi vật thể quốc qua Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam trên địa bàn thành phố Châu Đốc. (Ảnh: BQL)

Phát huy vai trò của điểm du lịch tâm linh trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Những năm gần đây, du lịch tâm linh - loại hình du lịch tập trung vào việc khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu những địa điểm có giá trị tôn giáo, tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng được đông đảo người dân ưa chuộng.
Chị Romah bên chiếc khung dệt lâu năm do mẹ để lại. (Ảnh: Thi Phong)

Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại An Giang

Đồng bào Chăm ở An Giang hiện có khoảng 13.000 người (chiếm 0,67% dân số toàn tỉnh); sống tập trung các xã đầu nguồn ven sông Hậu thuộc các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Châu Phú,... Điều đáng quý là đồng bào Chăm nơi đây vẫn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình, tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm.
Một lớp học chữ Khmer ở An Giang.

Chú trọng dạy chữ Khmer cho trẻ em dân tộc thiểu số ở An Giang

Từ nhiều năm nay, phong trào dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh An Giang ngày càng phát triển. Đáng chú ý, việc dạy và học chữ được tiến hành ngay tại các ngôi chùa Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh, do những nhà sư trực tiếp đứng lớp. Từ những lớp học đặc biệt này, tinh thần học tập và ý thức của đồng bào Khmer, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn giữ gìn chữ viết, bản sắc truyền thống dân tộc ngày càng được nâng cao.
Hoạt động trải nghiệm văn hóa Óc Eo. (Ảnh: THI PHONG)

Phát huy giá trị di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê trở thành điểm du lịch hấp dẫn

Hình thành và phát triển từ thế kỷ I đến thế kỷ VII sau công nguyên ở đồng bằng Nam Bộ, gắn với khu vực châu thổ hạ lưu sông Mê Kông, văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam và có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á cổ đại. Đây cũng là một trong 3 nền văn hóa cổ đại của Việt Nam, gồm Đông Sơn ở miền Bắc, Sa Huỳnh ở miền trung và Óc Eo ở Nam Bộ.