Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El Sisi thăm Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Getty/VOV)

Chân trời hợp tác mới giữa Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi vừa thực hiện chuyến thăm đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức năm 2014 tới Thổ Nhĩ Kỳ. Diễn ra trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực cải thiện quan hệ song phương sau mười năm rạn nứt, chuyến thăm của lãnh đạo Ai Cập được kỳ vọng góp phần sưởi ấm quan hệ của hai quốc gia vốn chia sẻ nhiều lợi ích chung trong các vấn đề ở khu vực đông Ðịa Trung Hải.
Hành lang Philadelphi giữa Ai Cập và Gaza. (Ảnh: Sputnik/TTXVN)

Vấn đề Hành lang Philadelphi gây tranh cãi

Nhiều quốc gia ở Trung Ðông bày tỏ ủng hộ Ai Cập trong cuộc tranh cãi với Israel về Hành lang Philadelphi dọc biên giới giữa Dải Gaza và Ai Cập. Ai Cập tuyên bố không chấp nhận bất kỳ sự hiện diện nào của quân đội Israel tại Hành lang Philadelphi và yêu cầu trả lại nguyên trạng như trước thời điểm bùng nổ xung đột ở Gaza vào tháng 10/2023.
Người dân Palestine buộc phải di dời do xung đột leo thang. (Ảnh REUTERS)

Hướng đến mục tiêu thống nhất lãnh thổ Palestine

Tại cuộc gặp tại thủ đô Cairo, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương phong trào Fatah ở Palestine và Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập nêu bật mục tiêu thống nhất lãnh thổ Palestine. Hai quan chức nhấn mạnh, bất kỳ nghị quyết nào vì mục đích chính đáng của Palestine sẽ đều phải tôn trọng sự thống nhất lãnh thổ Palestine và tuân thủ nghị quyết quốc tế liên quan.
Ngũ cốc được bày bán tại khu chợ ở Cairo, Ai Cập. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ai Cập quyết tâm vượt khó

Trong chương trình hành động của chính phủ mới nhằm lèo lái đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly nêu bật nhiệm vụ trọng tâm là phục hưng kinh tế và ổn định chính trị. Quốc gia Bắc Phi hiện đứng trước hàng loạt sóng gió do lạm phát leo thang cùng bất ổn địa chính trị ở khu vực, đặc biệt là cuộc xung đột tại Dải Gaza và căng thẳng ở Biển Đỏ.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi (trái) trong cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: AP/TTXVN

Động lực cho nền kinh tế Ai Cập

Hội nghị Ðầu tư Ai Cập-Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong hai ngày 29 và 30/6 tại Cairo được cho là góp phần mở rộng cánh cửa hợp tác, đầu tư giữa hai bên. Giới chuyên gia nhận định, dòng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng chính là lực đẩy cho nền kinh tế của quốc gia Bắc Phi, trong bối cảnh doanh thu từ kênh đào Suez giảm mạnh và ngành du lịch phục hồi chậm bởi xung đột địa chính trị.
Ít nhất 9 người đã được cứu trong vụ tại nạn. (Nguồn: Xinhua/TTXVN)

Xe buýt rơi xuống sông ở Ai Cập, 11 người chết

Ít nhất 11 phụ nữ chết đuối khi một chiếc xe buýt cỡ nhỏ rơi khỏi phà xuống sông Nile, ở khu vực Monshaet El-Qanater thuộc tỉnh Giza của Ai Cập. Theo báo cáo ban đầu của Bộ Y tế Ai Cập, ít nhất chín người được cứu trong vụ tai nạn, trong đó có sáu người được cứu sống tại hiện trường và ba người được chuyển đến bệnh viện gần đó để cấp cứu.
Nhiều người dân Palestine phải rời bỏ nhà cửa do xung đột. (Ảnh REUTERS)

Ai Cập phản ứng về chiến dịch quân sự của Israel ở Rafah

Nguồn tin từ Bộ quốc phòng Israel cho biết quân đội nước này đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah - thành phố ở Dải Gaza mà Israel coi là thành trì cuối cùng của phong trào Hồi giáo Hamas. Bộ Quốc phòng Israel đã mua 40.000 lều bạt, với sức chứa 10-12 người/lều, để cung cấp cho những người Palestine ở Rafah phải di dời trước khi quân đội Israel phát động chiến dịch tấn công.
Ảnh: Reuters

Ai Cập với mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng xanh

Tại hội nghị quốc tế về chuyển đổi năng lượng diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm Năng lượng Ai Cập 2024 (Egypt Energy Show - EGYPES 2024) ở trung tâm hội nghị quốc tế Al Manara tại New Cairo, Bộ trưởng Dầu khí và Tài nguyên khoáng sản Ai Cập Tarek El Molla khẳng định cam kết của nước này đối với xu hướng toàn cầu sử dụng hydro và các nguồn năng lượng sạch, đồng thời kêu gọi tăng cường viện trợ cho các nước châu Phi để đạt được quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và an toàn.