Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong thị sát, kiểm tra cơ sở sản xuất chè chât lượng cao, phục vụ xuất khẩu, ở vùng cao huyện Mường Khương (Lào Cai). Ảnh: ĐỨC PHƯƠNG
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong thị sát, kiểm tra cơ sở sản xuất chè chât lượng cao, phục vụ xuất khẩu, ở vùng cao huyện Mường Khương (Lào Cai). Ảnh: ĐỨC PHƯƠNG

Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương với các tỉnh phía tây nam Trung Quốc và các nước ASEAN

Không ngừng nâng cao nhận thức, hành động quyết liệt, sáng tạo; kết quả đạt được trong hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp nhân lên niềm tin và khát vọng - đây là hai yếu tố sẽ tạo ra động lực mới để Lào Cai phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong giai đoạn tới. Phóng viên Báo Nhân Dân đã phỏng vấn đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai về nội dung này.

Phóng viên: Xin đồng chí thông tin những kết quả đạt được trong hơn hai năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp của tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2020-2025?

Đồng chí Đặng Xuân Phong: Bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chủ trương chỉ đạo của Trung ương và trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của mình, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa 16, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra 18 đề án phát triển kinh tế-xã hội trọng tâm cùng hệ thống các giải pháp đồng bộ để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện, bảo đảm chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Lào Cai đã kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 trong giai đoạn đầu, thích ứng linh hoạt trong giai đoạn tiếp theo và hiện nền kinh tế đang phục hồi, phát triển mạnh mẽ sau đại dịch.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP các năm 2021, 2022 và quý I/2023 đều đạt khá; trong đó, năm 2022 đạt 9,02%, đứng thứ 4/14 tỉnh khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ và thứ 26/63 tỉnh, thành phố; quý I/2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP ước đạt 6,9%, cao gấp hai lần so với mức tăng trưởng chung toàn quốc (3,32%), xếp thứ tư các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ và đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP các năm 2021, 2022 và quý I/2023 đều đạt khá; trong đó, năm 2022 đạt 9,02%, đứng thứ 4/14 tỉnh khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ và thứ 26/63 tỉnh, thành phố; quý I/2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP ước đạt 6,9%, cao gấp hai lần so với mức tăng trưởng chung toàn quốc (3,32%), xếp thứ tư các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ và đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố.

Đồng chí Đặng Xuân Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

Qua hơn hai năm triển khai thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa 16, cơ bản các chỉ tiêu đều đạt tiến độ đề ra. Trong tổng số 24 chỉ tiêu lớn, hiện có 10 chỉ tiêu đạt hơn 70% trở lên; 11 chỉ tiêu đạt trong khoảng từ 50%-70% và chỉ có ba chỉ tiêu đạt dưới 50%.

Các lĩnh vực văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh được quan tâm và triển khai có hiệu quả; giảm nghèo đạt kết quả tốt, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

Tỷ lệ giảm nghèo đa chiều bình quân hằng năm đạt từ 4-5%, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 19,3%.

Công tác giáo dục, y tế, đào tạo nghề được quan tâm phát triển; quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại mở rộng và ngày càng thực chất, hiệu quả; các vấn đề phức tạp liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh, trật tự khu vực biên giới được xử lý hiệu quả, kịp thời.

Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số đạt nhiều kết quả. Lào Cai là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành chiến lược dữ liệu đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố vững chắc.

Trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý; thí điểm nhiều mô hình mới, cách làm hay để tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ; quy hoạch và đào tạo cán bộ từ cấp chiến lược của tỉnh đến cấp cơ sở; đổi mới về công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; định hướng tốt báo chí và dư luận, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội; kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; nắm chắc cơ sở, tăng cường tổng kết thực tiễn thành lý luận; chủ động kiểm tra các chi bộ, đảng bộ để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn.

Hoàn thành xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 gồm “1 trục động lực, 2 cực phát triển, 3 vùng kinh tế, 4 trụ cột tăng trưởng, 5 nhiệm vụ trọng tâm”.

Quy hoạch phát triển tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở quan trọng để phát triển tỉnh Lào Cai trở thành một cực tăng trưởng và là trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng tây nam Trung Quốc.

Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương với các tỉnh phía tây nam Trung Quốc và các nước ASEAN ảnh 1
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong thị sát, kiểm tra cơ sở sản xuất chè chât lượng cao, phục vụ xuất khẩu, ở vùng cao huyện Mường Khương (Lào Cai). Ảnh: ĐỨC PHƯƠNG

Phóng viên: Tỉnh Lào Cai rút ra những kinh nghiệm, bài học quý nào trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp đã đề ra?

Đồng chí Đặng Xuân Phong: Thực tiễn qua hơn 30 năm tái lập tỉnh, từ một trong sáu tỉnh nghèo nhất của cả nước, Lào Cai đã vươn lên trở thành tỉnh đứng trong tốp đầu của khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, nhất là qua hơn hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý:

Một là, tỉnh tập trung mạnh việc phân cấp, phân quyền cho cơ sở, với mục tiêu phát huy sự chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cán bộ, đảng viên, trên tinh thần chung là vì sự phát triển của tỉnh. Tỉnh tập trung triển khai các nội dung phân cấp, đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhằm giải phóng nguồn lực, khơi nguồn sáng tạo.

Hai là, mỗi nhiệm kỳ đều đặt ra mục tiêu cao để tự tạo sức ép, động lực tích cực và phấn đấu trong quá trình thực hiện. Lào Cai thường xuyên rà soát, xây dựng các kịch bản phát triển nhằm thích ứng linh hoạt với tình hình, đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành có kế hoạch chi tiết, cụ thể để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.

Ba là, đầu năm, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đều làm việc với các địa phương, cơ quan, đơn vị để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ và kịp thời đưa ra những định hướng, chỉ đạo phù hợp. Tỉnh ủy thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát các nhiệm vụ, công việc đã giao cho các cơ quan, đơn vị để có giải pháp kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

Qua hơn 30 năm tái lập tỉnh, từ một trong sáu tỉnh nghèo nhất của cả nước, Lào Cai đã vươn lên trở thành tỉnh đứng trong tốp đầu của khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, nhất là qua hơn hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đồng chí Đặng Xuân Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

Bốn là, trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của địa phương và nguồn lực có hạn, tỉnh chủ trương lựa chọn các nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, không dàn trải.

Năm là, Lào Cai chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch Covid-19; thích ứng và có quyết sách linh hoạt trong từng thời điểm theo diễn biến tình hình dịch bệnh để các hoạt động kinh tế-xã hội không bị ngưng trệ.

Sáu là, trong thực hiện nhiệm vụ thì tỉnh luôn đặt quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và củng cố hệ thống chính trị với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, bảo vệ môi trường; mở rộng quan hệ, hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực; xây dựng biên giới hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương với các tỉnh phía tây nam Trung Quốc và các nước ASEAN ảnh 2

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong thị sát, kiểm tra cơ sở sản xuất chè chât lượng cao, phục vụ xuất khẩu, ở vùng cao huyện Mường Khương (Lào Cai). Ảnh: ĐỨC PHƯƠNG

Phóng viên: Từ nay đến hết nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh Lào Cai sẽ tập trung vào những giải pháp nào để thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết đã đề ra từ đầu nhiệm kỳ?

Đồng chí Đặng Xuân Phong: Trong nửa nhiệm kỳ còn lại, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm sớm khắc phục những hạn chế trong nửa đầu nhiệm kỳ, tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt hơn các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như sau:

Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, tăng cường công tác dự đoán, dự báo tình hình để vận dụng vào điều kiện thực tế của tỉnh, của từng địa phương; từng ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Các cấp, các ngành cần tiếp tục nỗ lực cao độ trong triển khai thực hiện 18 Đề án trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các chương trình, nghị quyết của Tỉnh ủy.

Tỉnh tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2011-2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó trọng tâm vào các nhiệm vụ chiến lược, lâu dài để xây dựng Lào Cai trở thành “cực tăng trưởng” và là “trung tâm kết nối với các tỉnh phía tây nam Trung Quốc và các nước ASEAN”.

Lào Cai quyết liệt hành động, triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra theo phương châm nhạy bén, linh hoạt, kịp thời; gắn việc phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng-an ninh và trật tự an toàn xã hội; đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong nửa nhiệm kỳ còn lại, phấn đấu đạt mức từ 11-12%/năm. Cùng với đó là nâng cao chất lượng tăng trưởng và tính bền vững của nền kinh tế.

Tỉnh tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển, chú trọng giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm phục hồi các ngành kinh tế quan trọng của tỉnh như du lịch, kinh tế cửa khẩu, công nghiệp... Tiếp tục cải cách hành chính và chuyển đổi số mạnh mẽ để thu hút đầu tư, khai thác tối đa các nguồn lực để tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Lào Cai giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển; đồng thời, kiên định thực hiện thành công nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Lào Cai đó là: “Giữ rừng, giữ nước, giữ môi trường, giữ nhân dân, giữ biên giới”, góp phần vào sự phát triển bền vững của vùng và cả nước.

back to top