* Đầu tư xây dựng chỗ ở mới cho 200 nghìn sinh viên
ND - Tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai chương trình khuyến công của tỉnh đến năm 2015, tập trung vào việc đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực quản lý; hỗ trợ công tác đào tạo nghề, cung cấp thông tin, tư vấn cho các tổ chức, cá nhân tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hợp tác sản xuất.
Tổng hỗ trợ hơn 20 tỷ đồng cho chương trình khuyến công nhằm giúp ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển bền vững, làng nghề phát triển về số lượng và chất lượng.
Thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân và tạo ra một bộ mặt nông thôn mới. Một trong các nội dung được Trung tâm chú trọng quan tâm là công tác hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề. Tổng số học viên được đào tạo, truyền nghề mỗi năm từ 1.300 đến 1.500 người, được tập trung vào các nghề: thêu, mây tre đan, nghề mộc. Bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, tổ chức lớp học, Trung tâm còn phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở công nghiệp nông thôn thu hút các học viên vào làm việc và họ đã trở thành lực lượng lao động kỹ thuật nòng cốt tại các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp cũng như làng nghề phát triển được nghề, nâng cao năng lực sản xuất. Một số xã trước đây là vùng trắng về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nay không những khôi phục được làng nghề mà còn phát triển thêm nghề, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Trung tâm cũng chủ động tìm kiếm cơ hội liên doanh, liên kết tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Hải Phòng, Ninh Bình và một số tỉnh khác nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làng nghề liên doanh, liên kết, hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, quảng bá giới thiệu sản phẩm làng nghề ra thị trường trong và ngoài nước.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu, nghề mộc mỹ nghệ, nghề chạm khắc đá mỹ nghệ.
Theo dự kiến, đến hết tháng 6-2010, tổng khối lượng xây lắp tại các dự án nhà ở cho sinh viên đang triển khai trên địa bàn cả nước đạt khoảng 3.880 tỷ đồng và giải ngân, thanh toán được khoảng 3.540 tỷ đồng, đạt gần 64% tổng số vốn đã phân bổ cho giai đoạn 2009 - 2010.
Riêng năm 2009, Chính phủ đã phân bổ 3.500 tỷ đồng trái phiếu cho 94 dự án thuộc 28 tỉnh, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và đến nay đã có 92 dự án khởi công. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, tiến độ triển khai các dự án đầu tư nhà ở cho học sinh, sinh viên tại hầu hết các địa phương đều bảo đảm kế hoạch đã đề ra. Năm nay, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để xây dựng nhà ở sinh viên mới chỉ bố trí được 2.000 tỷ đồng và so với nhu cầu còn thiếu hơn 2.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát tiến độ các dự án, xây dựng kế hoạch điều chỉnh, bổ sung vốn cũng như bổ sung danh mục các dự án có nhu cầu bức thiết và bố trí sử dụng số vốn còn lại đã được cân đối từ nguồn trái phiếu Chính phủ.
Mục tiêu cơ bản của Chương trình xây dựng nhà ở cho sinh viên là khoảng 60% sinh viên có nhu cầu về chỗ ở sẽ được bố trí trong các khu nhà ở tập trung (KTX) năm 2015. Để đạt mục tiêu này, giai đoạn 2009 - 2010, Nhà nước dự kiến đầu tư khoảng tám nghìn tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ để giải quyết chỗ ở cho khoảng 200 nghìn sinh viên. Giai đoạn tiếp theo (2011 - 2015), dự kiến mỗi năm cần đầu tư khoảng sáu nghìn tỷ đồng để phát triển nhà ở cho sinh viên.