Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới

NDO - Tối 17/11, ở Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, bạn bè quốc tế có dịp tận hưởng một hành trình di sản văn hóa phong phú, đa dạng và độc đáo cùng với ẩm thực tinh tế của Việt Nam. Đây là sự kiện quảng bá di sản, đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới, có khả năng đóng góp và năng lực điều hành tại UNESCO.
0:00 / 0:00
0:00
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu quốc tế và các nghệ sĩ tại đêm tôn vinh di sản và văn hóa VIệt Nam ở Paris tối 17/11/2023. (Ảnh: MINH DUY).
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu quốc tế và các nghệ sĩ tại đêm tôn vinh di sản và văn hóa VIệt Nam ở Paris tối 17/11/2023. (Ảnh: MINH DUY).

Đêm Di sản Việt Nam” với chủ đề “Di sản văn hóa là động lực cho hòa bình, tự cường và phát triển bền vững” là chương trình văn hóa nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch phối hợp Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO tổ chức.

Tham dự có: Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Văn hóa Paraguay Adriana Ortiz Semidei, Chủ tịch Hội đồng Chấp hành UNESCO Tamarac Rastovac Tamarac Rastovac, Chủ tịch Đại hội đồng 42 UNESCO Santiago Irazabal Mourao, Chủ tịch Ủy ban Di sản Thế giới Haifa Al Morgin, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới Lazare Eloundou Assomo, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, hơn 200 Đại sứ các nước và đại diện các nước thành viên UNESCO.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới ảnh 1

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân cảm ơn sự hỗ trợ quý báu và hợp tác hiệu quả của UNESCO và tất cả các quốc gia thành viên trong việc gìn giữ và phát huy các di sản. (Ảnh: KHẢI HOÀN)

Giới thiệu chương trình đặc sắc này, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân cho biết, hoạt động này là nhằm tôn vinh Công ước Di sản Thế giới được UNESCO thông qua vào ngày 16/11/1972, đồng thời giới thiệu những giá trị và nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.

Theo Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, đối với Việt Nam, văn hóa được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Phát huy các giá trị văn hóa và sức mạnh của con người Việt Nam là chìa khóa để thực hiện khát vọng xây dựng một đất nước thịnh vượng.

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân khẳng định, Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa với UNESCO và các nước thành viên để bảo đảm di sản văn hóa không chỉ là di sản sống, ngọn nguồn của sự đa dạng và sáng tạo, mà còn là động lực cho hoà bình, tự cường và phát triển bền vững, đồng thời là nguồn cảm hứng cho tương lai. Với tinh thần đó, Việt Nam ứng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới 2023-2027 và mong nhận được sự hỗ trợ quý báu của các quốc gia thành viên UNESCO.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, Việt Nam coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Điều này rất phù hợp với tinh thần của Tuyên bố chung của Hội nghị Thế giới về Chính sách văn hóa vì sự phát triển bền vững (Mondialcult) tại Mexico 2022.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới ảnh 2

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn cùng các quốc gia trên thế giới để đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống các di sản thế giới không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới. (Ảnh: KHẢI HOÀN)

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, Việt Nam tự hào với nền văn hóa đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Việt Nam tham gia Công ước Di sản Thế giới từ năm 1987. Trải qua hơn 35 năm thực hiện Công ước, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng về nhận thức, lý luận và thực tiễn trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Thế giới.

Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam đang xây dựng trình Quốc hội thông qua một Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa trong giai đoạn 10 năm. Trong công cuộc chấn hưng văn hóa, Việt Nam luôn đề cao vai trò của nhân dân là chủ thể của di sản.

Với tư cách là một thành viên tích cực, trách nhiệm của UNESCO, đồng thời là một ứng cử viên cho vị trí thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027, Việt Nam mong muốn lan tỏa thông điệp, kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới hãy chung tay, biến lời nói thành hành động, biến cam kết thành những chương trình, kế hoạch cụ thể, khả thi để công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản thế giới được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trên phạm vi toàn cầu, góp phần gìn giữ và trao truyền những kho tàng văn hóa vô cùng quý giá này cho các thế hệ tương lai.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng

Cộng đồng chính là người đã sáng tạo ra di sản, nắm giữ di sản, thực hành, trao truyền di sản, và sống được bằng di sản. Di sản không chỉ có giá trị tinh thần mà trở thành của cải vật chất, gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân cư. Việc ghi danh các di sản không chỉ khiến cộng đồng nhận diện, tự hào về các giá trị di sản nắm giữ, mà còn góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương theo hướng bền vững và bao trùm.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chia sẻ, với tư cách là một thành viên tích cực, trách nhiệm của UNESCO, đồng thời là một ứng cử viên cho vị trí thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027, Việt Nam mong muốn lan tỏa thông điệp, kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới hãy chung tay, biến lời nói thành hành động, biến cam kết thành những chương trình, kế hoạch cụ thể, khả thi để công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản thế giới được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trên phạm vi toàn cầu, góp phần gìn giữ và trao truyền những kho tàng văn hóa vô cùng quý giá này cho các thế hệ tương lai.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới ảnh 3

Trình diễn điệu hát then, nét sinh hoạt văn hoá văn nghệ độc đáo của các dân tộc Tày, Nùng, Thái trong chương trình nghệ thuật mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho bạn bè quốc tế.(Ảnh: KHẢI HOÀN)

Các đại biểu quốc tế được thưởng thức một chương trình nghệ thuật đặc sắc với những nhạc cụ dân tộc, lời ca, điệu múa của các dân tộc thuộc các vùng miền khác nhau ở Việt Nam. Các màn trình diễn đã thể hiện rõ không chỉ nét đẹp văn hóa truyền thống mà cả những giá trị nhân văn, tình yêu đất nước Việt Nam.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu đã tham quan Triển lãm “Sắc màu văn hóa Việt Nam” với chủ đề “Tranh lụa và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam, giới thiệu văn hóa, cuộc sống và con người Việt Nam thông qua 40 bức tranh của các họa sĩ đương đại, gần 100 bức ảnh về di sản và các sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam.

Trong thời gian vừa qua, hàng loạt sự kiện đã được tổ chức để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược, đồng thời quảng bá văn hóa, đất nước và con người Việt Nam tại Pháp.

Đó cũng là mong muốn của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trong “Đêm Di sản Việt Nam” rằng qua mỗi sự kiện như vậy, ai đã đến Việt Nam sẽ yêu hơn mảnh đất này, và ai chưa đến sẽ hiểu hơn về các loại hình di sản văn hóa đa dạng của Việt Nam, cũng như tâm huyết mà Việt Nam dành cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới ảnh 4

Cũng như hát then, được UNESCO ghi vào Danh sách đại diện di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, diễn xướng hầu đồng (thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ) gây ấn tượng mạnh và nhận được nhiều tán thưởng của các đại biểu quốc tế. (Ảnh: KHẢI HOÀN)

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Pháp, bà Tamarac Rastovac Tamarac Rastovac-Chủ tịch Hội đồng Chấp hành UNESCO bày tỏ: "Tôi thật sự ấn tượng với đêm diễn nghệ thuật tối nay, với rất nhiều sắc màu rực rỡ, mang đậm dấu ấn của văn hóa truyền thống, dân gian và lịch sử Việt Nam. Các tiết mục trình diễn thể hiện rõ sự đa dạng và phong phú trong các loại hình nghệ thuật của Việt Nam và đây chính là điều mà UNESCO luôn lưu tâm đến".

Trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng Chấp hành UNESCO, bà đánh giá cao sự tham gia tích cực và mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc nắm bắt tinh thần của UNESCO. Bà nhấn mạnh, Việt Nam là một quốc gia với nền văn hóa đa dạng và phong phú, nên Việt Nam luôn biết cách làm thế nào để có thể phát huy được những giá trị văn hóa đó theo cách tốt nhất có thể và để gìn giữ những giá trị tốt đẹp mãi mãi.

Là thành viên tích cực, có trách nhiệm tại Công ước 1972, Việt Nam đã tham gia Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2013-2017 và sau đó tiếp tục có những đóng góp hiệu quả, có tính chuyên môn cao cho hoạt động của Ủy ban Di sản Thế giới.

Năm 2022, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước tại Tràng An (Ninh Bình) với sự tham dự của bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO. Các quan chức UNESCO có dịp thăm Việt Nam, trong đó có ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới đều đánh giá Việt Nam là hình mẫu về bảo tồn và phát huy di sản, và bày tỏ mong muốn kinh nghiệm của Việt Nam được chia sẻ với các quốc gia thành viên khác.

Tại các sự kiện quảng bá văn hóa và di sản vừa qua, lãnh đạo UNESCO và các nước thành viên đã ghi nhận Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm tại Công ước 1972. Việt Nam đã tham gia Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2013-2017 và sau đó tiếp tục có những đóng góp hiệu quả, có tính chuyên môn cao cho hoạt động của Ủy ban Di sản Thế giới.

Năm 2022, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước tại Tràng An (Ninh Bình) với sự tham dự của Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay. Các quan chức UNESCO có dịp thăm Việt Nam, trong đó có ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới đều đánh giá Việt Nam là hình mẫu về bảo tồn và phát huy di sản và bày tỏ mong muốn kinh nghiệm của Việt Nam được chia sẻ với các quốc gia thành viên khác.

Việt Nam đã tiến hành kiểm kê, xếp hạng hơn 40 ngàn di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh ở các địa phương. Với hơn 35 di sản thuộc các loại hình do UNESCO công nhận từ di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa phi vật thể, đến tư liệu thế giới và các thành phố sáng tạo tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Tham gia Công ước Di sản Thế giới từ năm 1987 và trải qua hơn 35 năm thực hiện Công ước, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng về nhận thức, lý luận và thực tiễn trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Thế giới.