Theo hãng tin AFP, sau khi tỷ phú Elon Musk trở thành chủ sở hữu chính thức của Twitter, nền tảng mạng xã hội này trải qua quãng thời gian cải cách lớn, với nhân sự xáo trộn và sa thải hàng loạt.
Giới chức Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều hãng truyền thông thế giới đã chỉ trích mạng xã hội Twitter của tỷ phú người Mỹ Elon Musk, sau khi nền tảng này chặn nhiều tài khoản của người dùng mà không giải thích rõ ràng lý do. Trong đó, có tài khoản của một số nhà báo thuộc các hãng truyền thông lớn, như The New York Times, Washington Post, CNN.
Mạng xã hội Twitter đang lên kế hoạch triển khai dịch vụ đăng ký xác nhận chính chủ đối với các tài khoản cá nhân, công ty và chính phủ, từ ngày 2/12 tới thông qua các "dấu tích" với các màu sắc khác nhau.
Ngày 19/11, tài khoản Twitter của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được khôi phục không lâu sau khi hàng triệu người dùng Twitter ủng hộ động thái này.
Ngày 10/11, tỷ phú Elon Musk đề cập đến khả năng Twitter có thể phá sản sau khi nền tảng này rơi vào tình trạng hỗn loạn với lời cảnh báo từ cơ quan quản lý Mỹ và sự ra đi của một loạt người đứng đầu các bộ phận trọng yếu của mạng xã hội này.
Hãng tin Bloomberg ngày 4/11 cho biết một đơn kiện tập thể đã gửi lên tòa án liên bang ở San Francisco sau khi tân Giám đốc điều hành Elon Musk của hãng Twitter thông báo sa thải khoảng một nửa lực lượng lao động.
Nhân viên của Twitter được hướng dẫn ở nhà và không đến văn phòng trong ngày 4/11. Theo một số thông tin nội bộ trước đó của Twitter, khoảng một nửa trong tổng số 7.500 nhân viên của công ty này sẽ bị sa thải.
Trên mạng xã hội mới đây xuất hiện ảnh chụp màn hình được cho là đã bị làm giả, với nội dung Elon Musk cho biết trên Twitter rằng ông sẽ mua mạng xã hội TikTok và xóa nó.
Tỷ phú Elon Musk, lãnh đạo mới của Twitter, ngày 1/11 thông báo, mạng xã hội này sẽ tính phí người dùng 8 USD/tháng để xác minh tài khoản, thay vì mức 5 USD/ tháng hiện nay.
Đến ngày 1/11, tài khoản Twitter của ông Donald Trump vẫn bị khóa. Cũng tính đến thời điểm này, cựu Tổng thống Mỹ không có bất cứ tài khoản mới nào xuất hiện trên Twitter.
Theo tờ Washington Post, ông Musk đã ngay lập tức sa thải một số lãnh đạo cấp cao của Twitter, trong đó có CEO Parag Agrawal, Giám đốc tài chính (CFO) Ned Segal và trưởng bộ phận pháp lý Vijaya Gadde.
Mạng xã hội Twitter sẽ sửa đổi toàn bộ quy trình xác minh người dùng. Tỷ phú Elon Musk đưa ra thông báo này trên Twitter ngày 30/10, sau vài ngày tiếp nhận quyền sở hữu nền tảng mạng xã hội này.
Theo tờ Washington Post, ông Musk đã ngay lập tức sa thải một số lãnh đạo cấp cao của Twitter, trong đó có CEO Parag Agrawal, Giám đốc tài chính (CFO) Ned Segal và trưởng bộ phận pháp lý Vijaya Gadde.
Theo một nguồn thạo tin, tỷ phú Elon Musk đã thông báo với các đối tác cùng đầu tư rằng sẽ hoàn tất vụ mua lại công ty truyền thông xã hội Twitter Inc. trị giá 44 tỷ USD vào ngày 28/10.
Tin tặc đã xâm nhập ứng dụng tin nhắn nội bộ của nhân viên có tên là Slack và gửi đi một tin nhắn thông báo về một vụ rò rỉ dữ liệu, từ đó giành được quyền tiếp cận các hệ thống nội bộ khác.
Trong một dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter ngày 6/8, tỷ phú Elon Musk cho biết nếu Twitter có thể cung cấp phương pháp lấy mẫu 100 tài khoản và cách xác thực các tài khoản đó, thì thỏa thuận trị giá 44 tỷ USD để mua công ty này sẽ được thực hiện đúng như các điều khoản ban đầu.
Twitter chấp nhận đề nghị của ông Elon Musk về việc bắt đầu phiên tòa xét xử vụ kiện giữa hai bên vào ngày 17/10, nhưng yêu cầu vị tỷ phú Mỹ phải bảo đảm hoàn tất phiên tòa trong 5 ngày.
Tỷ phú Elon Musk mới đây đã đề nghị thẩm phán lên lịch để phiên tòa xét xử vụ kiện giữa ông và Twitter bắt đầu vào ngày 17/10 tới, muộn hơn một tuần so với thời điểm mà phía công ty công nghệ Mỹ đưa ra.
Phiên tòa xét xử vụ kiện giữa Twitter và tỷ phú Elon Musk được ấn định vào tháng 10 tới, thay vì tháng 2/2023 như đề nghị của Giám đốc điều hành (CEO) hãng xe điện Tesla.
Ông chủ hãng xe Tesla, Elon Musk, ngày 15/7 đề nghị tòa án Delaware (ở Mỹ) bác bỏ đề nghị của Twitter về việc thụ lý vụ kiện liên quan đến thương vụ trị giá 44 tỷ USD vào tháng 9 tới, đồng thời đề nghị lùi thời điểm đến năm 2023.
Công ty công nghệ Mỹ tuyên bố không hề vi phạm thỏa thuận với tỷ phú Elon Musk và cho biết sẽ đưa vụ việc ra tòa để buộc Giám đốc điều hành (CEO) hãng xe điện Tesla phải tuân thủ thỏa thuận.
Ngày 8/7, Giám đốc điều hành hãng xe điện Tesla (Mỹ) Elon Musk thông báo ý định từ bỏ thương vụ mua lại nền tảng mạng xã hội Twitter vì cho rằng công ty này đã vi phạm nhiều điều khoản trong hợp đồng giữa hai bên.
Tỷ phủ Musk giải thích rằng ông đưa ra quyết định tạm hoãn sau khi nhận được thông tin rằng các tài khoản giả mạo trên Twitter chiếm dưới 5% tỷ lệ người dùng mạng xã hội này.
Ngày 25/4, Twitter công bố đã chấp nhận lời đề nghị của Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk để mua lại công ty với giá 54,20 USD/cổ phiếu, qua đó định giá nền tảng truyền thông xã hội này ở mức 44 tỷ USD.
Ngày 11/4, Twitter cho biết tỷ phú Elon Musk không tham gia hội đồng quản trị sau khi trở thành cổ đông lớn nhất của công ty truyền thông xã hội này với 9,2% cổ phần.
Tính năng chỉnh sửa tweet (Edit) sẽ được thử nghiệm trong dịch vụ đăng ký trả phí Twitter Blue Labs. Thông qua việc trả phí hàng tháng, người dùng Twitter Blue có quyền truy cập vào các tính năng cao cấp cũng như các tùy chỉnh ứng dụng.
Các Thượng nghị sĩ Mỹ Amy Klobuchar (Đảng Dân chủ) và Cynthia Lummis (Đảng Cộng hòa) đã giới thiệu một dự luật nhằm giải quyết tình trạng nghiện các nền tảng mạng xã hội như Facebook của Meta Platforms hay Twitter.