TTC AgriS tiếp tục huy động thêm 100 triệu USD từ các định chế tài chính lớn

TTC AgriS hiện đang là điểm đến của các định chế tài chính hàng đầu khu vực khi chỉ trong vòng 1 tháng, TTC AgriS liên lục thu hút vốn ngoại, huy động vốn lên đến 140 triệu USD từ các định chế tài chính quốc tế lớn như IFC, SMBC và gần đây nhất là Ngân hàng FCB cùng nhóm các định chế tài chính lớn.
0:00 / 0:00
0:00

Ngày 20/07 Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS, HOSE: SBT) chính thức ký kết nhận khoản vay lên đến 100 triệu USD với nhóm 9 các định chế tài chính Đài Loan (Trung Quốc), trong đó First Commercial Bank (FCB) - Ngân hàng lớn thứ 3 của Đài Loan (Trung Quốc) - sẽ đóng vai trò Ngân hàng đầu mối thu xếp và quản lý chính khoản vay hợp vốn.

Đáng chú ý, FCB cho biết là đây là khoản vay tín chấp-không tài sản bảo đảm.

Mục đích huy động 100 triệu USD lần này nhằm bổ sung vốn lưu động cho TTC AgriS trong 1 năm.

Với tư cách là bên thu xếp, đứng ra quản lý chính cho khoản vay này, FCB cho biết, các bên cho vay kỳ vọng liên tục tái cấp vốn cho TTC AgriS trong vòng 3 năm.

TTC AgriS tiếp tục huy động thêm 100 triệu USD từ các định chế tài chính lớn ảnh 1

Ban lãnh đạo Tập đoàn TTC, TTC AgriS và FCB cùng Nhóm các định chế tài chính hàng đầu khu vực Châu Á tại buổi ký kết khoản vay vốn 100 triệu USD.

* Trước đó ngày 16/6 vừa qua, TTC AgriS đã chính thức hoàn tất các khâu cuối cùng về thỏa thuận tài trợ vốn thương mại với Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC).

Theo thỏa thuận, IFC và SMBC sẽ cùng tham gia tài trợ vốn thương mại cho TTC AgriS, tổng mức tài trợ khoản vay vốn lưu động với quy mô 40 triệu USD.

Toàn bộ số tiền huy động từ thương vụ này sẽ được TTC AgriS dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng phạm vi thị trường, theo đúng định hướng hợp tác với các nhà đầu tư chuyên nghiệp và chiến lược phát triển của TTC AgriS.

Theo TTC AgriS, đơn vị là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam mà IFC quan tâm và ưu tiên hợp tác lâu dài trong Chương trình Tài trợ kho hàng toàn cầu (GWFP) của IFC.

"Nguồn tài trợ này cũng sẽ khuyến khích các ngân hàng địa phương tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp để tối ưu hóa cơ hội tài trợ nông nghiệp trong ngành có tiềm năng cao này" - đại diện TTC AgriS thông tin.

Đồng thời, các Quỹ ETFs uy tín trong nước và quốc tế cũng thể hiện quan tâm thông qua việc liên tục gia tăng đầu tư vào cổ phiếu SBT. Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 7 ETFs quy mô trên 100 triệu USD gồm Fubon FTSE Vietnam ETF, DCVFM VNDiamond ETF, iShares MSCI Frontier and Select EM ETF, VNM ETF, DCVFM VN30 ETF, FTSE Vietnam ETF và SSIAM VNFinLead ETF.

Theo đó, có 3/7 ETFs quy mô trên 100 triệu USD này đang nắm giữ cổ phiếu SBT, trong đó là Fubon FTSE Vietnam ETF nắm giữ ~19 triệu cổ phiếu, Vaneck Vietnam ETF với ~9 triệu cổ phiếu, iShares MSCI Frontier and Select EM ETF với ~3 triệu cổ phiếu,...

Tính đến thời điểm 30/6/2023, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại TTC AgriS liên tục ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, hiện tỷ lệ này đang đạt ~16%, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn: TTC AgriS

Phát triển bền vững trong vùng nhiễu động

Mới đây, CTCP Chứng khoán Mirae Asset cho biết kết thúc 3 quý đầu năm tài chính 2023, TTC AgriS ghi nhận kết quả khả quan cũng như duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả khi doanh thu thuần đạt 18 nghìn tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ, hoàn thành 100% kế hoạch năm và lợi nhuận sau thuế đạt 533 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tình hình lãi suất đang hạ nhiệt nhanh kỳ vọng là yếu tố hỗ trợ tốt cho TTC AgriS - báo cáo của Mirae Asset đánh giá

Theo đó, Mirae Asset dự phóng năm 2023, SBT sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh tốt nhất từ khi niêm yết với mức doanh thu sẽ đạt 25.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tương ứng sẽ đạt 950 tỷ đồng.

Năm 2023, xây dựng định vị là Nhà cung cấp giải pháp nông nghiệp toàn diện, TTC AgriS đã chính thức chuyển đổi mô hình kinh doanh và quản trị từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp - định hướng thị trường, định hướng sản phẩm, thúc đẩy tư duy kinh tế nông nghiệp thay cho tư duy sản xuất thuần túy.