Chính sách thu mua và đầu tư hấp dẫn – Hỗ trợ người nông dân phát triển bền vững
Niên vụ 2023-2024 bắt đầu trong bối cảnh ngành mía đường ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bước vào những ngày cuối tháng 12/2023, giá đường thế giới lại có sự điều chỉnh đi xuống khá mạnh. Với cam kết đồng hành, tạo sự an tâm cho người nông dân trồng mía, trong vụ ép 2023-2024, TTC Agris đã ban hành chính sách thu mua mía tại các vùng nguyên liệu dựa trên cơ sở giá đường ở thời điểm neo cao. Theo đó, giá thu mua mía vụ 2023-2024 đã tăng từ 10-15% so với vụ thu hoạch trước, tạo không khí hứng khởi cho bà con trồng mía.
Nhằm bảo đảm công tác thu hoạch được kịp thời, suôn sẻ, đồng thời tranh thủ thời gian cho mía tái sinh gốc, các nhà máy thuộc TTC AgriS đã chủ động lên kế hoạch từ sớm và bắt đầu vụ ép từ ngay từ đầu tháng 11/2023.
Mặc dù điều kiện thời tiết giai đoạn đầu vụ mưa muộn, không thuận lợi cho cây mía tăng chữ đường như các năm trước, nhưng với chính sách hỗ trợ đầu tư thâm canh cộng thêm nguồn lực tích lũy được do giá mua mía tốt trong các vụ vừa qua, nhiều nông dân năm nay đạt năng suất mía tăng cao, vượt trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiêu biểu có thể kể đến vùng nguyên liệu Gia Lai đạt trên 80 tấn/ha.
Kết hợp với khung giá thu mua mía vụ 2023-2024 cũng như chính sách bảo hiểm CCS tối thiểu và các chương trình hỗ trợ, khuyến khích, người trồng mía với TTC AgriS vẫn tăng được lợi nhuận và có một vụ mùa “thắng lợi kép”.
Nông dân phấn khởi bước vào vụ thu hoạch2023-2024 với chính sách thu mua mía tăng 10-15% so với niên vụ trước từ TTC AgriS |
Trên tinh thần phấn khởi này, nhiều hộ dân đã đẩy mạnh mở rộng diện tích mía cho vụ 2024-2025. Và để tiếp sức cho bà con, TTC AgriS cho biết đã tiếp tục đưa ra các chính sách đầu tư toàn diện nhằm bảo đảm việc phát triển vùng nguyên liệu luôn gắn với hiệu quả của người trồng mía.
Cụ thể, khi trồng mới mía tơ, Công ty đầu tư dưới hình thức ứng vốn để nông dân tiếp cận được nguồn mía giống tốt, cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, trồng mía, chăm sóc và thu hoạch, giúp giảm phụ thuộc vào công lao động, chủ động trong hoạt động sản xuất quy mô lớn. Đặc biệt, nhà máy còn đưa ra các khoản hỗ trợ không hoàn lại cho các diện tích mới khai hoang hoặc chuyển đổi cây trồng sang mía nhằm mở rộng vùng nguyên liệu. Riêng những hộ trồng mía Hè Thu 2024 sẽ được áp dụng thêm một số chính sách ưu đãi để sản xuất mía giống chất lượng cao.
TTC AgriS đầu tư Phân hữu cơ vi sinh để cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất. Đối với các diện tích đất triền đồi, nhiều đá, khó áp dụng cơ giới, Công ty đưa ra phương pháp trồng mía rãnh để người nông dân bảo đảm năng suất. |
Đối với diện tích mía lưu gốc, TTC AgriS đưa ra gói đầu tư vốn chăm sóc và thâm canh tăng năng suất, trong đó bao gồm chi phí cày ngầm, trồng dặm và đặc biệt là 1 tấn phân hữu cơ vi sinh do Công ty cổ phần Phát triển Nông nghiệp Thành Thành Công (TTCAD) sản xuất nhằm cải tạo, tăng độ phì nhiêu một cách bền vững cho đất. Các công thức phân do TTCAD sản xuất được dựa trên kết quả phân tích đất tại các vùng nguyên liệu, bảo đảm tính phù hợp với cây mía tại từng địa phương.
Ngoài ra, TTC AgriS cũng có chính sách đầu tư mạnh mẽ cho các khách hàng có nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị cơ giới nông nghiệp, xe vận chuyển và máy gắp mía với thời gian thanh toán linh hoạt, gắn liền với chu kỳ của cây mía.
Mặc dù tình hình ngành đường vẫn đang tích cực, nhưng để tạo sự an tâm cho bà con nông dân gắn bó lâu dài, TTC AgriS vẫn tiếp tục đưa ra chính sách bảo hiểm giá mua mía từ 1 đến 3 năm, giúp người trồng mía có một mức giá tối thiểu, phòng ngừa rủi ro thị trường mía đường đi xuống trong những năm tới.
TTC AgriS – Nâng tầm nông nghiệp bền vững
Với vị thế là doanh nghiệp nông nghiệp định hướng ứng dụng công nghệ cao, TTC AgriS hiểu rõ tầm quan trọng của việc đầu tư vào công nghệ trong quản lý và canh tác mía. Giai đoạn vừa qua, TTC AgriS tập trung vào các giải pháp khoa học, khuyến nông, trong đó trọng tâm là chương trình học tập, áp dụng kỹ thuật canh tác chính xác (Precision Agriculture) của Úc vào điều kiện đồng ruộng tại Việt Nam, Lào và Campuchia.
Cụ thể, Công ty đã cử nhiều cán bộ nhân viên học tập, nghiên cứu tại vùng nguyên liệu mía tại Úc, hợp tác với các chuyên gia, nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa cao như hệ thống san phẳng đồng ruộng sử dụng GPS, phân tích ảnh chụp từ drone... để từng bước số hóa, tự động hóa quá trình canh tác mía.
Ứng dụng máy bay không người lái (Drone) sạ sục sạc, sạ đậu, phun phân bón lá… theo quy trình canh tác và quản lý nông nghiệp công nghệ cao tại các vùng nguyên liệu của TTC AgriS |
Mang vị thế doanh nghiệp nông nghiệp đa quốc gia với hơn 54 năm phát triển, TTC AgriS tối ưu các thế mạnh cốt lõi về chuỗi giá trị cây trồng vốn có, thông qua các Nền tảng dinh dưỡng – Nền tảng truy xuất nguồn gốc – Nền tảng trao đổi chia sẻ. Cụ thể, đặt trọng tâm thiết lập tính tuần hoàn để phát triển chiến lược kinh tế nông nghiệp xanh, từ việc tái sử dụng nguyên liệu, phát triển vùng nguyên liệu hữu cơ, đa dạng hóa chuỗi giá trị cây trồng nhằm hạn chế tối đa lượng chế phụ phẩm và đặc biệt là kích hoạt Dinh dưỡng thiên nhiên – từ đó tiên phong Nâng tầm nông nghiệp bền vững. Song song đó hiện thực hóa cam kết phát triển bền vững thông qua các hành động cân bằng hệ sinh thái và môi trường hướng đến Net Zero vào 2035.
Chuyên gia Úc chuyển giao Kỹ thuật trồng mía tại vùng nguyên liệu của TTC AgriS |
Niên độ 2022-2023 đánh dấu cột mốc chuyển mình quan trọng của TTC AgriS khi chủ động dồn toàn lực phát triển Mô hình kinh tế Nông nghiệp thông minh tích hợp, nhằm định hướng thị trường, sản phẩm, thúc đẩy tư duy kinh tế nông nghiệp tuần hoàn vượt ra khỏi giá trị thuần túy của cây trồng.
TTC AgriS cam kết giữ vững vị thế và vai trò bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng lương thực thông qua việc tối đa hóa lợi ích gia tăng của chuỗi giá trị nông sản, tiếp tục phát triển kinh doanh và nghiên cứu sản phẩm thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe người tiêu dùng toàn cầu.
Trong lộ trình phát triển sắp tới, triết lý kinh doanh về Giải pháp – Công nghiệp – Bền vững sẽ tiếp tục được TTC AgriS đẩy mạnh nhằm tiên phong cho nền nông nghiệp Việt Nam đón đầu xu hướng phát triển xanh, trở thành mũi nhọn đột phá thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp bền vững toàn cầu, tiến tới cân bằng và gia tăng chuỗi giá trị nông nghiệp tuần hoàn. Cụ thể là việc tăng cường sự hiện diện tại Singapore và Úc – hai quốc gia chiến lược trong lộ trình phát triển toàn cầu – bao gồm Foodtech và Agtech.
Công ty đặt kỳ vọng cao đạt mục tiêu doanh thu 60.000 tỷ đồng vào năm 2030, không chỉ duy trì kinh doanh tăng trưởng mà còn sẻ chia thành quả với các Bên liên quan, và đóng góp vào sự phát triển chung Cộng đồng.