Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tăng học phí sau 3 năm không tăng

NDO - Sau 3 năm không tăng học phí, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố mức học phí mới áp dụng theo Nghị định 97/2023 của Chính phủ.
0:00 / 0:00
0:00
Sinh viên Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trong giờ học tập.
Sinh viên Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trong giờ học tập.

Theo đó, sinh viên trúng tuyển đại học chương trình chính quy văn bằng 1 năm 2024 của trường này có học phí dự kiến thấp nhất hơn 35,2 triệu đồng/năm.

Đối với chương trình chất lượng cao (CLC) giảng dạy 100% bằng tiếng Anh có mức học phí lên tới 181,5 triệu đồng/năm.

Học phí cụ thể từng năm học theo từng nhóm ngành hệ chính quy văn bằng 1 như bảng sau:

STT

Hệ chính quy K46, K47, 48

2023-2024

2024-2025

2025-2026

2026-2027

1

Đào tạo chính quy ngành Luật, Luật Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh

31.250.000

35.250.000

39.750.000

44.750.000

2

Đào tạo chính quy ngành Quản trị-Luật

37.080.000

41.830.000

47.170.000

53.100.000

3

Đào tạo chính quy CLC (ngành Luật, Quản trị kinh doanh)

62.500.000

70.500.000

79.500.000

89.500.000

4

Đào tạo chính quy CLC Quản trị-Luật

74.160.000

83.660.000

94.340.000

106.200.000

5

Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Anh văn pháp lý)

36.000.000

37.500.000

42.250.000

47.750.000

6

Chương trình CLC giảng dạy 100% bằng tiếng Anh

165.000.000

181.500.000

199.700.000

219.700.000

Học phí hệ chính quy văn bằng 2 sẽ bằng 1,17 lần của học phí hệ chính quy văn bằng 1.

Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tăng học phí sau 3 năm không tăng ảnh 1

Sinh viên Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trong giờ học tập.

Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trước đó, nhằm chia sẻ khó khăn với xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhà trường đã hoãn áp dụng mức học phí mới và không tăng học phí từ năm học 2020-2021 đến năm học 2022-2023.

Đi đôi với việc thực hiện quy định về mức học phí mới, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch để phát triển về đội ngũ, chất lượng giảng viên, thu hút nhân tài, tăng cường cơ sở vật chất, chăm lo cho người học thông qua việc trích lập nguồn thu học phí để lập các quỹ học bổng, hỗ trợ sinh viên theo quy định (lên tới gần 28 tỷ đồng/ năm).

Đồng thời, nhà trường tăng quỹ phát triển hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên và sinh viên lên mức 20 tỷ đồng/năm; thực hiện cấp bù kinh phí để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí dành cho các đối tượng chính sách, sinh viên có điều kiện khó khăn. Nhà trường duy trì sự linh hoạt trong thời gian đóng học phí (kéo dài thời gian đóng), gia hạn thời gian nộp học phí cho sinh viên gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, trường đẩy mạnh hợp tác đưa vào sử dụng ký túc xá dành cho sinh viên, tăng cường các hoạt động chăm lo về đời sống, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, liên kết doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, ngày hội việc làm tạo cơ hội cho sinh viên tìm kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp…