Sự kế thừa được thể hiện ở họa tiết trang trí như chữ Triện, chữ Phúc kết hợp yếu tố văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam.
Sự hội nhập thể hệ trong cách pha, ghép vải, phù điêu trên vải, xử lý chất liệu, đưa những họa tiết mới của thế giới vào áo dài truyền thống như: tranh thủy mặc (Trung Quốc), nguyệt cầm, Ikabela (Nhật Bản). Trong các mẫu thiết kế, tác giả cũng đã phá cách ở kiểu dáng, trang trí trên áo và đã được triển lãm tại một số nước như: Pháp, Đức, Nhật, Ý...
Nhà thiết kế Phan Quốc Tuấn chia sẻ: Khi thiết kế bộ sưu tập này, tôi muốn xóa nhòa ranh giới văn hóa truyền thống và hiện đại để áo dài Việt khoác trên mình “chiếc áo mới”, thướt tha hòa nhập với xu hướng toàn cầu với tiêu chí “Hòa nhập nhưng không mất đi bản sắc văn hóa Việt”. Mỗi khi dự một lễ, tiệc nào đó, chị em thường chọn cho mình bộ áo dài truyền thống, do vậy, tà áo dài khi đã được hội nhập, sẽ có thể đi nhẩy, dự tiệc hay các dịp quan trọng khác mà không đánh mất đi cái “hồn” cốt của dân tộc Việt Nam.
Họa sĩ- nhà thiết kế Phạm Quốc Tuấn, sinh năm 1980 tại Thái Bình. Anh từng là sinh viên khoa Điện Đại học Bách khoa Hà Nội. Vừa học, Tuấn vừa tham gia người mẫu, đồng thời tiếp cận với nghệ thuật thư họa, vẽ tranh lụa, sơn mài…
Vốn đam mê nghệ thuật truyền thống, anh chọn thiết kế áo dài làm con đường nghệ thuật và phát triển sự nghiệp. 10 năm miệt mài gắn bó với thiết kế, Tuấn đã sáng tạo hàng nghìn mẫu áo dài.