Trang bị sách cho xã, phường, thị trấn: Một chủ trương đúng đắn, thiết thực với cơ sở

Trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn là một chủ trương hết sức đúng đắn, thể hiện nhận thức và quyết tâm của Đảng, Nhà nước trước yêu cầu nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở. Sau 15 năm thực hiện (2009-2023), Đề án đã xuất bản và cung cấp cho hơn 10.000 xã, phường, thị trấn cả nước hàng trăm đầu sách, đĩa CD với hàng chục triệu bản in.
0:00 / 0:00
0:00
Trong giai đoạn 2009-2023, với sự phối hợp, vào cuộc của các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, Đề án được triển khai thiết thực, đưa lại những kết quả tích cực, đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, nhân dân ở cơ sở.
Trong giai đoạn 2009-2023, với sự phối hợp, vào cuộc của các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, Đề án được triển khai thiết thực, đưa lại những kết quả tích cực, đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, nhân dân ở cơ sở.

Sách của Đề án trở thành nguồn tài liệu hữu ích, thiết thực, chính thống góp phần quan trọng củng cố và nâng cao tri thức, làm phong phú đời sống tinh thần của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở.

Dấu ấn 15 năm đưa sách đến cơ sở

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 2009, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn. Sau 3 năm đầu thực hiện thí điểm thành công ở 16 tỉnh, thành phố (2009-2011), từ năm 2012, Đề án tiếp tục được triển khai rộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trong giai đoạn 2009-2023, với sự phối hợp, vào cuộc của các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, Đề án được triển khai thiết thực, đưa lại những kết quả tích cực, đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, nhân dân ở cơ sở.

Sách của Đề án góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; cung cấp kiến thức về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể ở cơ sở; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo; trang bị kỹ năng lãnh đạo, điều hành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã; phổ biến kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp, kiến thức chăm sóc sức khỏe… cho nhân dân. Qua đó, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới và nâng cao dân trí cho các tầng lớp nhân dân ở cơ sở.

Có được kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Tuyên giáo Trung ương, vai trò quan trọng của cơ quan thường trực của Đề án là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, sự phối hợp chặt chẽ, bài bản của nhiều cơ quan, đơn vị, nhà xuất bản từ Trung ương đến địa phương trong các khâu lựa chọn đề tài, tổ chức biên soạn, biên tập, in và phát hành sách.

Việc lựa chọn đề tài sách được khảo sát, tìm hiểu, đánh giá và tiến hành kỹ lưỡng, bảo đảm sát hợp với nhu cầu của các đối tượng tiếp nhận sách. Các ấn phẩm do các nhà khoa học, các chuyên gia có uy tín biên soạn ngắn gọn, văn phong phổ thông, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng; được thiết kế đẹp, trang nhã theo mẫu mã riêng, giúp bạn đọc dễ dàng phân loại, nhận diện.

Trang bị sách cho xã, phường, thị trấn: Một chủ trương đúng đắn, thiết thực với cơ sở ảnh 1

Đến nay, Đề án đã trang bị cho cơ sở xã, phường, thị trấn ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước gần 600 đầu sách, đĩa CD-ROM, CD Audio, với tổng số 14.408.340 bản in.

Đến nay, Đề án đã trang bị cho cơ sở xã, phường, thị trấn ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước gần 600 đầu sách, đĩa CD-ROM, CD Audio, với tổng số 14.408.340 bản in. Trang thư viện điện tử của Đề án được xây dựng từ đầu năm 2020 và số hóa hơn 500 đầu sách của Đề án nhằm đáp ứng nhu cầu đọc và tra cứu trực tuyến của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Trên cơ sở Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách trang bị cho cơ sở xã, phường, thị trấn đã được ban hành, các tỉnh, thành ủy đã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức xây dựng quy chế, nội quy quản lý, khai thác, sử dụng sách phù hợp với điều kiện của địa phương, bố trí không gian, trang thiết bị và nơi đặt tủ sách; bố trí cán bộ quản lý. Có nhiều mô hình quản lý, sử dụng sách sáng tạo, hiệu quả như luân chuyển sách xuống các thôn, bản, thành lập các tổ đọc sách cho nhau, nhiều nơi đã xây dựng phòng đọc điện tử. Đa số cán bộ, đảng viên và người dân đều tích cực, chủ động khai thác thông tin, tra cứu dữ liệu, tìm hiểu kiến thức dưới nhiều hình thức khác nhau.

Việc tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung sách của Đề án được chú trọng thực hiện thông qua các phóng sự truyền hình đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các nền tảng mạng xã hội góp phần giúp người dân vận dụng vào lao động, sản xuất, xây dựng nông thôn mới, góp phần lan tỏa rộng rãi và phát triển văn hóa đọc.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai, tổ chức thực hiện Đề án vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, như: thiếu sự chủ động trong khai thác, sử dụng, lan tỏa tuyên truyền về Đề án và các sản phẩm của Đề án; ở nhiều nơi cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu trang thiết bị phục vụ người đọc…

Tăng cường xuất bản số nâng cao hiệu quả của Đề án

Để tiếp tục phục vụ tốt hơn nhu cầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở, đồng thời khai thác, lan tỏa giá trị và ý nghĩa nhiều mặt của Đề án, thời gian tới cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: Tìm kiếm các giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung và hình thức sách, mở rộng, tăng cường số lượng và đề tài sách cấp phát cho các địa phương; đầu tư kinh phí bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ người đọc.

Đồng thời, thường xuyên khảo sát, kiểm tra, đánh giá thực trạng triển khai Đề án tại các tỉnh, thành phố; tăng cường công tác truyền thông trên các cơ quan báo chí và các nền tảng mạng xã hội nhằm giới thiệu mục đích, ý nghĩa của Đề án, những mô hình sử dụng sách có hiệu quả ở cơ sở; khen thưởng, biểu dương các mô hình hay, cách làm thiết thực, hiệu quả góp phần lan tỏa sức hút của Đề án tới cộng đồng.

Trang bị sách cho xã, phường, thị trấn: Một chủ trương đúng đắn, thiết thực với cơ sở ảnh 2

Toàn cảnh buổi làm việc giữa Đoàn khảo sát và Thành ủy Cần Thơ về kết quả thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn, tháng 10/2023.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tác động rất lớn đến toàn bộ đời sống xã hội, chuyển đổi số trở thành một xu thế tất yếu; bên cạnh nhu cầu sử dụng ấn phẩm truyền thống (sách giấy), nhu cầu sử dụng các sản phẩm của xuất bản số như: tiếp cận và đọc sách trên internet, mạng xã hội; đọc sách trên các ứng dụng phần mềm... là rất cấp thiết.

Vì vậy, cần tập trung chú trọng đa dạng hóa các phương thức xuất bản, tăng cường phương thức xuất bản sách điện tử và phổ biến nội dung sách trên các nền tảng số. Đặc biệt, xuất bản thêm nhiều đầu sách nói, sách hình ảnh, sách đa phương tiện bằng nhiều thứ tiếng phục vụ việc đọc và tra cứu trực tuyến cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ở cơ sở, phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số.

Cùng với đó, đầu tư nâng cấp Thư viện điện tử của Đề án (thuviencoso.vn), tiếp tục tích cực triển khai số hóa các đầu sách, tăng cường xuất bản các đầu sách CD-ROM, CD-Audio, audio book, multimedia book… phục vụ việc đọc và tra cứu trực tuyến của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân ở cơ sở. Đẩy mạnh truyền thông để ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên, nhân dân biết đến, truy cập, sử dụng, ứng dụng các tiện ích và đọc sách điện tử trên trang Thư viện điện tử của Đề án.