Tín chỉ carbon được tạo ra với ý tưởng tạo động lực tài chính để giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững. Các cá nhân, công ty và chính phủ có thể mua tín chỉ carbon để bù đắp lượng khí thải nhà kính hoặc bán để thu lợi ích tài chính. Tín chỉ carbon lần đầu tiên được nêu trong Nghị định thư Kyoto vào năm 1997 và có hiệu lực vào năm 2005.
Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới toàn diện trong hoạt động của bộ máy chính quyền số, doanh nghiệp số và xã hội số trong tương lai gần. Thực hiện mục tiêu này, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng đến chuyển đổi kép (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh) để hướng đến mục tiêu bền vững.
Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh, đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng xanh, bền vững và hội nhập cùng xu hướng phát triển trên thế giới là mục đích cao cả của chương trình thực thi cam kết phát thải ròng bằng “0” (Net-zero) của Việt Nam. Việc huy động nguồn lực để thực hiện Net-zero vào năm 2050 và chuyển dịch năng lượng công bằng sẽ giúp Việt Nam giải quyết thách thức kép từ biến đổi khí hậu và sự cấp thiết phải cắt giảm khí nhà kính nhưng vẫn bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an sinh xã hội và đời sống của nhân dân.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023 thật sự là một năm có nhiều bước tiến tích cực, tạo nền tảng quan trọng cho hành trình chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển kinh tế xanh của Việt Nam trong dài hạn.
Việt Nam có hơn 14,7 triệu héc-ta rừng, đạt tỷ lệ che phủ 42,02%, là nơi hấp thụ và lưu giữ lượng lớn carbon, được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng với các dự án về tín chỉ carbon rừng. Theo các nhà phân tích, rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50-70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công.
Sinh viên trình độ đại học sẽ phải có khối lượng học tập tối tiểu toàn khoá là 120 tín chỉ. Số lượng tín chỉ này yêu cầu nhiều hơn đối với các ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù như kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ…