Lớp tập huấn nâng cao nhận thức về giới và kiến thức về giáo dục giới tính cho phụ nữ người dân tộc thiểu số tại xã Dền Thàng, huyện Bát Xát do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Lào Cai tổ chức. (Ảnh: HÀ ANH)

Cơ hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” thúc đẩy bình đẳng giới

Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động tín dụng, tiếp cận với nguồn vốn, nhiều địa phương trên cả nước đã có cách làm, mô hình đa dạng và hiệu quả. Đây là những “kênh” tuyên truyền trực tiếp chuyển tải hiệu quả những thông tin, kiến thức về làm kinh tế, khoa học kỹ thuật và nâng cao hiểu biết về luật pháp giúp phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi nếp nghĩ, cách làm, có nhiều cơ hội cải thiện và nâng cao đời sống…
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) điều hành chuyên đề: “Những giải pháp tốt nhất và kinh nghiệm quốc tế” tại Hội nghị.

Hội nghị bàn tròn về các phương pháp tốt nhất để thúc đẩy bình đẳng giới

Ngày 6/6, Đại sứ quán Chile tại Việt Nam, cùng các đại sứ quán Canada, Pháp, Đức, Mexico, Tây Ban Nha và Thụy Điển phối hợp Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức hội nghị bàn tròn về các phương pháp tốt nhất để thúc đẩy bình đẳng giới nhằm loại bỏ những trở ngại ngăn cản sự tiến bộ của phụ nữ trong việc thực hiện đầy đủ quyền tự chủ và các quyền lợi khác của họ.
Tọa đàm là cơ hội để những người phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực bóng đá cùng trao đổi về các vấn đề bình đẳng giới trong thể thao. (Ảnh: KHẢI HOÀN)

UNESCO hành động vì bình đẳng giới trong thể thao

Nữ giới chiếm 40% trong cộng đồng thể thao toàn thế giới, nhưng thực tế chỉ có khoảng 4% các vận động viên nữ được nhắc tới trên các trang thông tin truyền thông. Vì vậy, UNESCO cho rằng, đó là một trong những vấn đề còn tồn tại trong thể thao cần được giải quyết vì một nền thể thao công bằng cho nữ giới.
Các nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Thúc đẩy bình đẳng giới

Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29/11/2006 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Sau hơn 15 năm thi hành, Luật Bình đẳng giới đã góp phần tăng cường nhận thức, trách nhiệm, hành động của các cơ quan chức năng và xã hội về bình đẳng giới, thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương phát biểu chào mừng tại buổi gặp mặt.

Hướng tới kỷ niệm 92 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Một trong những hoạt động trọng tâm hướng tới kỷ niệm 92 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là Hội nghị đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về “Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội”. Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 62 tỉnh, thành phố.