Điểm khác biệt của bệnh nhân Covid-19 giai đoạn 2 của dịch
PGS, TS Nguyễn Trường Sơn cho biết, ở giai đoạn 1 của dịch Covid-19, Việt Nam đã điều trị thành công cho nhiều ca bệnh nặng, trong đó điển hình là ca bệnh nam phi công người Anh. Việc cứu chữa bệnh nhân 91 là một kỳ tích trong công tác điều trị của ngành y tế nước ta dù bệnh nhân này gặp nhiều biến cố hiếm gặp trong y văn thế giới.
Bệnh nhân này có lúc cơ hội sống sót chỉ còn 1% khi suy đa phủ tạng, phổi chỉ còn hoạt động 10% và mắc hội chứng kháng heparin gây hội chứng giảm tiểu cầu (HIT),hội chứng cơn bão cytokine, phải tính tới ghép thận, ghép phổi đã được cứu sống kỳ diệu.
Tuy nhiên, ở giai đoạn 2 của dịch bệnh, các bệnh nhân nặng mắc Covid-19 tại Đà Nẵng có nhiều điểm rất khác biệt.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, điểm khác biệt thứ nhất là những bệnh nhân tại Đà Nẵng có bệnh nền nặng và thời gian bệnh dài và chính vì những bệnh nền đó đã gây ra những biến chứng, thí dụ suy tim, suy thận, suy kiệt cơ thể. Như vậy khả năng đáp ứng của các bệnh nhân tại TP Đà Nẵng so với bệnh nhân 91 là rất kém.
Cơ thể bệnh nhân đã bị giảm miễn nhiễm và với việc virus SARS-CoV-2 xâm nhập thì đây là một cơ hội làm tình trạng bệnh nhân trở nặng rất nhanh. Có những bệnh nhân mặc dù chúng ta đã nỗ lực cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi.
Thứ trưởng cho biết: Các bệnh nhân được chúng tôi đánh giá là nguy hiểm nhất là các bệnh nhân có bệnh lý nền nặng đặc biệt là các bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo. Có những bệnh nhân đã chạy thận nhân tạo hơn 10 năm dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch ở cơ thể gia tăng.
Bên cạnh những bệnh lý nền và chạy thận nhân tạo thì những biến chứng như suy tim, suy đa tạng, ảnh hưởng đến chức năng gan, chức năng hô hấp tạo cơ hội cho virus xâm nhập cơ thể thì khả năng đáp ứng của bản thân đã bị đè nén và không thể phản ứng lại được với sự xâm nhập của virus.
Đây là cơ hội lớn để virus làm gia tăng những biến chứng của các bệnh lý nền của người bệnh. Mặc dù được sự hỗ trợ của các bác sĩ hồi sức, nhưng một số bệnh nhân đã tử vong vì những biến chứng đó.
Phác đồ điều trị đã chỉnh sửa sáu lần
Theo Thứ trưởng, phác đồ điều trị Covid-19 từ giai đoạn 1 đến nay đã được chỉnh sửa sáu lần, bổ sung rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học, bổ sung rất nhiều thực tiễn.
Tuy nhiên, Thứ trưởng nhận định, phác đồ chỉ là khung điều trị. Đối với mỗi bệnh nhân Covid-19 thì bên cạnh hội chẩn của các chuyên gia hồi sức tại chỗ thì còn có hội chẩn quốc gia trực tuyến giữa các đơn vị điều trị Covid-19 và tổ chuyên môn tiểu ban điều trị để có thể tận dụng kinh nghiệm của tất cả các chuyên gia đầu ngành, các giáo sư, bác sĩ đầu ngành đã tham gia các cuộc hội chẩn đó.
"Đối với mỗi trường hợp đều được coi là những cá thể để có những quyết định điều trị phù hợp với những cá thể đó", Thứ trưởng nói.
Đến nay, đã có gần 20 ca bệnh Covid-19 giai đoạn 2 được công bố điều trị khỏi. Rút kinh nghiệm về công tác điều trị, Thứ trưởng chia sẻ, kinh nghiệm lớn nhất mà chúng ta rút ra là không thể để tình trạng Covid-19 diễn ra trong những cộng đồng yếu thế như các bệnh nhân nặng đang được điều trị tại các bệnh viện, những người cao tuổi, các bệnh nhân bị những bệnh lý nền như bệnh tiểu đường, suy thận. Đây là điểm dễ phát tán Covid-19 đồng thời nó làm tăng gánh nặng cho việc điều trị cho bệnh nhân lẫn cho ngành y tế.
Thứ hai, việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 cần phải được phát hiện sớm, theo dõi và có những biện pháp xử lý càng nhanh càng tốt để hạn chế sự lan rộng của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể bệnh nhân, cũng như hạn chế những biến chứng do các bệnh lý nền hoặc do Covid-19 như trong trường hợp bệnh nhân 91.
Đến nay, Đà Nẵng đã xác định được gần 10.250 trường hợp F1 và hơn 11.300 người thuộc diện F2. Các cơ quan chức năng đã xác định được 28 ổ dịch có quy mô hai ca mắc bệnh trở lên. Đó là những "điểm nóng" thuộc 16 phường tại bảy quận, huyện trên địa bàn Đà Nẵng.
Sau khi khoanh vùng, chính quyền địa phương phối hợp các đơn vị liên quan đã cách ly 21.580 trường hợp. Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng đã lấy mẫu bệnh phẩm của 68.150 người để xét nghiệm.
Bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc CDC Đà Nẵng cho biết, được sự tư vấn của các chuyên gia Bộ Y tế, thành phố đang tiến hành xét nghiệm theo hai phương pháp (xét nghiệm từng cá nhân và xét nghiệm gộp).
Từ ngày 10-8, nhân viên y tế đã lấy từ 3-5 mẫu bệnh phẩm rồi bỏ chung một ống để xét nghiệm. Đến ngày 12-8, đơn vị đã xét nghiệm (theo cả hai phương pháp) 75.400 mẫu bệnh phẩm, trong đó có 296 trường hợp dương tính.
Ngày 13-8, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3434/QĐ-BYT về việc trưng tập chuyên gia tư vấn cho Bộ trưởng Y tế về phòng, chống dịch Covid-19.
Theo quyết định này, ba giáo sư sẽ làm chuyên gia tư vấn cho Bộ trưởng Y tế về công tác phòng chống dịch Covid-19, gồm:
GS, TS Nguyễn Văn Kính, Bác sĩ cao cấp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn bổ sung, sửa đổi cập nhật Hướng dẫn chẩn đoán điều trị viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) theo Quyết định số 319/QĐ-BYT ngày 6-2-2020 của Bộ trưởng.
GS, TS Ngô Quý Châu, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Hà Nội, nguyên quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng chuyên môn bổ sung, sửa đổi cập nhật Hướng dẫn chẩn đoán điều trị viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) theo Quyết định số 319/QĐ-BYT ngày 6-2-2020 của Bộ trưởng.
GS, TS Nguyễn Gia Bình, Bác sĩ cao cấp Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam, Tổ trưởng Tổ hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch theo Quyết định số 1215/QĐ-BYT ngày 19-3-2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Quyết định số 1302/QĐ-BYT ngày 23-3-2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Các giáo sư, bác sĩ được trưng tập làm chuyên gia tư vấn cho Bộ trưởng Y tế về phòng chống dịch Covid-19 tại Bộ Y tế trong thời gian dịch Covid-19 tại Việt Nam