Hiện nay, Bộ Công an đã triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước phục vụ triển khai Luật, trong đó bảo đảm lưu trữ dữ liệu sinh trắc học ADN của công dân khi công dân tự nguyện cung cấp.
Đối với dữ liệu ADN của công dân là thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin, Bộ Công an sẽ thực hiện lưu trữ tập trung tại Cơ sở dữ liệu căn cước để đối sánh, xác minh, tìm kiếm thông tin liệt sĩ, bảo đảm khai thác dữ liệu công dân hiệu quả.
Các thân nhân liệt sĩ đến để lấy mẫu ADN phục vụ công tác tìm kiếm. |
Trung tá Nguyễn Thành Lâm, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ luôn được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, được các cấp, các ngành không ngừng nỗ lực thực hiện.
Dù các đơn vị luôn nỗ lực tìm kiếm, nhưng đến nay vẫn còn khoảng 500.000 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được thông tin, trong đó Hà Nội có 90.000 trường hợp...
Đắk Lắk: Trao kết quả giám định ADN xác định danh tính 34 liệt sĩ cho thân nhân
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) thông tin thêm, để sẵn sàng tích hợp dữ liệu thông tin ADN hài cốt liệt sĩ và thân nhân với Cơ sở dữ liệu căn cước nhằm phục vụ tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ chưa xác định được thông tin, việc lấy mẫu ADN đối với thân nhân liệt sĩ phải là gia đình trực hệ.
Trong ngày 27/7, Bộ Công an và Công an thành phố đã lấy mẫu của thân nhân 16 liệt sĩ chưa xác định được danh tính (mỗi gia đình liệt sĩ thu nhận 2 mẫu của thân nhân). Hoạt động này được tiến hành tại nhiều địa phương trên cả nước.