Ảnh chụp màn hình bài đăng của tài khoản CNN Afghanistan trên Twitter cung cấp thông tin CNN đang làm việc với giới chức Mỹ để đưa một số nhà báo khác rời khỏi Afghanistan vào thời điểm này.
Trên Facebook cũng xuất hiện ảnh chụp màn hình bài đăng trên Twitter với nội dung và hình ảnh tương tự. Tài khoản xuất hiện trong ảnh chụp màn hình này là BBC Afghanistan.
Kiểm chứng thông tin
• Hai ảnh chụp màn hình nêu trên cho thấy cả hai tài khoản (CNN Afghanistan và BBC Afghanistan) đều chưa được xác thực. Twitter cũng đã khóa hai tài khoản này.
• Công cụ tìm kiếm hình ảnh Google Images đã tìm ra người đàn ông trong ảnh chụp màn hình nêu trên là YouTuber Jordie Jordan.
• Các trang kiểm chứng thông tin như Snopes và PolitiFact cũng xác nhận câu chuyện nhà báo CNN bị giết hại tại Kabul là tin giả. Theo hai trang kiểm chứng này, hình ảnh của YouTuber Jordan đã được chia sẻ sau vụ nổ tại thủ đô Beirut, Lebanon, tháng 8/2020.
• Ông Matt Dornic, người đứng đầu bộ phận chiến lược truyền thông của CNN, xác nhận với Reuters qua thư điện tử: “Đó là câu chuyện bịa đặt và là bài đăng giả mạo”.
Khẳng định
Qua các dữ liệu trên, nhóm kiểm chứng thông tin của Reuters kết luận, câu chuyện về một nhà báo CNN có tên là Bernie Gores bị Taliban giết hại tại Kabul là bịa đặt.